Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Bài 30 trang 135 Văn 6: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình ?

Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Xi-át-tơn – Bài 30 trang 135 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và phần luyện tập trang 139, 140 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình ? ác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: phép đối lập (anh em, ruột thịt ><kẻ thù, mẹ đất, anh em bầu trời>< vật mua được…), điệp ngữ (tôi biết…tôi thật không hiểu nổi…tôi không hiểu…)…

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Đọc đoạn đầu bức thư và trả lời câu hỏi:

a. Chỉ ra phép so sánh và nhân hóa đã dùng:

– Mỗi tấc đất thiêng liêng…là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.

– Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.

– Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

– Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.

– Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ…cùng chung một gia đình.

– Dòng nước óng ánh… là máu của tổ tiên chúng tôi.

– Mảnh đất này là thiêng liêng

– Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

b. Những phép so sánh và nhân hóa cho ta thấy mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa người da đỏ với Đất, thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên là máu thịt, anh em, họ hàng.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2: Đọc đoạn giữa của bức thư:

a. Sự đối lập thể hiện ở:

Người da đỏ

Người da trắng

– Mỗi tấc đất là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm.

 – Đất là bà mẹ

– Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ.

– Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng là hơi thở cuối cùng của họ.

– Mảnh đất này cũng như mảnh đất khác. Mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi chinh phục được , thì họ sẽ lấn tới.

– Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được.

– Người da trắng chẳng để ý gì đến nó.

– Xóa bỏ cuộc sống yên tĩnh, thanh khiết, hòa đồng với thiên nhiên và thay bằng cuộc sống thành thị ầm ĩ và lăng mạ.

b. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: phép đối lập (anh em, ruột thịt ><kẻ thù, mẹ đất, anh em bầu trời>< vật mua được…), điệp ngữ (tôi biết…tôi thật không hiểu nổi…tôi không hiểu…).

Câu 3: Đọc đoạn còn lại:

a. Nêu các ý chính:

– Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bù đắp nên.

Advertisements (Quảng cáo)

– Bởi vậy, người da trắng các anh phải kính trọng đất đai, biết đối xử với đất như người da đỏ.

– Con người phải bảo vệ thiên nhiên như mạng sống của mình.

b. Cách hành văn vẫn trang trọng và tha thiết yêu quý, trân trọng đất như những đoạn trước. Tuy nhiên đoạn này tha thiết một cách nhiều hơn.

c. Đất là Mẹ: đất sinh ra muôn loài, trong đó có con người sinh sống và tồn tại.

Câu 4: Một số yếu tố lặp:

– Kí ức, thiêng liêng, người anh em, mẹ, người da đỏ, người da trắng…

– Nếu chúng tôi bán…ngài phải…

– Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu..

*Các yếu tố có tác dụng:

– Tình cảm gắn bó sâu nặng, thiêng liêng với quê hương, đất nước.

– Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của người da trắng đối với thiên nhiên, đất đai và môi trường.

– Người da đỏ luôn giữ vững thái độ kiên quyết.

– Hơi văn nhịp nhàng, tạo khí thế.

Câu 5: Đây được coi là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường:

Trong thư, người da đỏ không chỉ đề cập đến vấn đề đất đai mà còn nói tới tất cả vấn đề liên quan tới đất: tự nhiên, môi trường, sống của con người. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm ngày càng nặng nề. Chính vì vậy, bức thư của thủ lĩnh da đỏ vẫn là một trong những văn bản có giá trị nhất về vấn đề bảo vệ môi trường.

II. LUYỆN TẬP

Chọn một số câu trong bài nói về không khí, ánh sáng… để học thuộc.

Advertisements (Quảng cáo)