Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người – Bài 25 trang 94: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ. 

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người – Bài 25 trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Chọn một trong 5 đề văn trang 94 để viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ. Trước cổng đường làng em có một cái hồ rất rộng nhưng chẳng bao giờ người ta đánh cá ở đó, nên hồ có rất nhiều cá rô, cá trê, cá chép…

Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình

Bài làm

Tôi có thể đoán ấn tượng đầu tiên của một ai đó khi lần đầu tiên gặp cha tôi. Thế nào họ cũng cho rằng ông là một người có dáng vẻ nghệ sĩ và trông rất nhàn hạ với gương mặt khá điển trai, đôi mắt sáng và mái tóc đen bồng bềnh. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ nghĩ khác khi chú ý đến đôi bàn tay to, thô ráp vì chai sạn của cha tôi.

Cha có bàn tay theo tôi là rất to. Bàn tay đó sần sùi, cứng và thô. Nó là dấu tích lao động suốt cả cuộc đời của ông: lúc bé làm ruộng giúp ông bà nội, lớn lên lái xe ô tô chở hàng và giờ làm công nhân trong một công ty nhỏ gần nhà. Chính những công việc vô cùng bình dị ấy đã khiến cha tôi có bàn tay đó. Bàn tay đã nuôi dưỡng và che chở cho tôi suốt những năm tháng cuộc đời.

Cha tôi không phải tuýp người cao to. Ông có thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Nước da hơi ngăm ngăm nhuốm màu thời gian. Cha là một người hiền lành và vui vẻ. Ông thường dành hàng giờ đồng hồ để chơi cùng chị em tôi. Có khi cha làm chú kỵ mã, có lúc lại làm hành khách trên con tàu tý hon của chúng tôi. Rồi rùng mình một cái, cha lại trở thành vị khán giả trung thành cho hai cô ca sĩ nhí thể hiện. Cha là người bạn lớn gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của chị em tôi.

Bởi tình yêu trẻ nhỏ của cha nên nhà tôi lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Lũ trẻ con trong xóm thường coi nhà tôi là điểm tập kết cho mọi trò chơi. Tôi và tụi nó chơi đùa, chạy nhảy và thậm chí còn phá phách trong nhà. Cha chỉ luôn mỉm cười và đôi lúc nhắc nhở khi chúng tôi quá nghịch, ông không bao giờ lớn tiếng hoặc đánh mắng chị em tôi.

Cha yêu thương vả chiều chuộng chị em tôi như vậy có lẽ một phần vì thương chúng tôi còn quá nhỏ mà đã thiếu thốn tình cảm. Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi đột ngột qua đời, để lại cho cha hai đứa con nhỏ. Lúc đó em tôi mới sáu tuổi, còn chưa biết gì. Một nách hai con, cha tôi mang trách nhiệm vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Đó là một thời kì khó khăn của gia đình tôi.

Đề 2: Miêu tả hình ảnh mẹ khi làm được việc tốt

Advertisements (Quảng cáo)

Bài làm

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”
Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời.

Đề 3: Tả lại hình dáng một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.

Bài làm

Trước cổng đường làng em có một cái hồ rất rộng nhưng chẳng bao giờ người ta đánh cá ở đó, nên hồ có rất nhiều cá rô, cá trê, cá chép…

Advertisements (Quảng cáo)

Chiều chiều em đi học về thường ngồi lại xem ông cụ câu cá.

Tên cụ là Kha, không có con cháu nên phải đi câu cá để nuôi thân.

Cụ có bộ râu ba chòm trắng xóa rất dài, chẳng biết năm nay cụ bao nhiêu tuổi, nhưng còn khỏe mạnh hồng hào.

Lúc nào ngồi câu cụ cũng mặc áo nâu, đầu đội mũ lá rộng vành. Khuôn mặt rám nắng màu gỗ gụ. Hai tay những đường gân nổi lên chằng chịt. Đôi bắp chân đen bóng.

Cụ có cái giỏ lớn cắm trên bờ hồ. Khi câu được con cá nào, cụ thả vào đó, vì vậy chiều tối về cá vẫn còn sông.

Cái hộp đựng mồi của cụ bằng sắt tây, trong đó có giun, tép, cào cào… Cụ sửa chỗ ngồi cho vững chắc rồi mới mắc mồi thả xuống hồ. Có lúc cụ mải rít hơi thuốc lào nên không biết cái phao đã nhấp nháy và chìm dần xuống… thấy thế em giục:

–      Cụ ơi, cá cắn câu rồi.

Cụ vội vàng quay lại giật mạnh cái cần câu rồi lôi lên một con cá rô to gần bằng bàn tay, cụ thong thả gỡ con cá ra khỏi lưỡi câu rồi bỏ vào giỏ. Cụ lẩm bẩm:

–      Cho chú mày nằm nghỉ đến tối.

Hôm nào trời mưa thì không thấy bóng dáng cụ, những ngày nắng thì chiều nào cũng thấy cụ ngồi câu im lặng, thỉnh thoảng cái điếu cày rít lên một hồi.

Ngồi chơi xem cụ câu cá, em thấy ở cụ tính kiên trì, chờ đợi. Lúc nào cũng có vẻ thong dong, không sốt ruột.

Advertisements (Quảng cáo)