I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
Câu 1. – Tự sự và miêu tả: Văn tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẩn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa. Nhằm mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ tình cảm thái độ. Còn miêu tả thì tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. Nhằm mục đích giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
– Thuyết minh khác tự sự và miêu tả: Văn thuyêt minh tập trung trình bày thuộc tính, câu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích, có hại của sự vật hiện tượng. Nhằm mục đích giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn với chúng.
– Biểu cảm khác thuyết minh: Văn biểu cảm bày tỏ trực tiêp hoặc gián tiếp tình cám, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xă hội, sự vật nhằm mục đích bày tỏ tình cảm và khơi gợi lòng đồng cảm gây xúc động ở người đọc.
– Nghị luận khác điều hành: Văn nghị luận trình bày tư tưởng/ chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Nhằm mục đích thuyêt phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. Còn văn điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng cửa cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí, trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ nhằm đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.
Câu 2. Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS có sáu kiểu văn bản:
– Tự sự – Miêu tả
– Biểu cảm – Thuyết minh
– Nghị luận – Điều hành
Mỗi kiểu văn bản đó sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế được cho nhau và mỗi kiểu văn bản đó có một mục đích biểu đạt; có những yêu cầu về nội dung và phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên sáu kiểu văn bản đó có mối quan hệ rât chặt chẽ với nhau và ít có một kiểu văn bản nào chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 3. Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đôi tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản.
Đoạn văn sau đây có sự phối hợp các phương thức tự sự, nghị luận và biểu cảm:
“Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ãn củ chuôi, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lảo làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình có sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô” tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thây họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thươngẳ.. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình đế nghĩ đến một cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chảng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp inất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngâm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biêt vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
– Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó…
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:
– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một con người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muôn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Coi người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4.
a) Các thể loại văn học đã học là tự sự, trữ tình và kịch.
Advertisements (Quảng cáo)
b) – Tự sự sử dụng phương thức biểu đạt là thông qua các sự kiện, biên cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm trở thành một câu chuyện có ý nghĩa thông qua lời người kể chuyện.
– Trữ tình sử dụng phương thức biểu đạt là cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm của ngôn ngữ.
– Kịch sử dụng phương thức biểu đạt là ngôn ngữ trực tiêp (đôi thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể chuyện.
b) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bôn câu thơ của Tô Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lú phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sông là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triêt lí, gợi cho người đọc suy tư…
Câu 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ở chỗ: Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử… còn thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch. Theo Tự điển thuật ngữ văn học tác phâm tự sự là loại tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống “thông qua các sự kiện, biến cô và hành vi của con người làm cho tác phârn trở thành một cău chuyện uể ai đó, về cái gì đó”. (NXB Giáo dục, Hà Nội 2004)
Câu 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau ở chỗ: kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác: điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ…
Còn thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. Thể loại văn học trữ tình thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc cúa con người.
Câu 7. Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự với mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc.
Có điều các yếu tô thêm vào đó là phụ, không được lấn át phương thức nghị luận làm mất đi yêu cầu và nội dung bàn luận. Phương thức nghị luận luôn là phương thức chủ yếu trong bài văn nghị luận.
Advertisements (Quảng cáo)
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
Câu 1. Mối quan hệ giữa phần đọc hiểu văn bản và Tập làm vă
– Văn bản là mẫu để học sinh mô phỏng, để học sinh học phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. Văn bản cũng gợi ý cho học sinh sáng tạo khi làm văn.
Do đó đọc nhiều để học tập cách viết tốt.
– Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp học sinh làm văn kể chuyện và văn miêu tả dễ dàng hơn và có kết quả hơn nhiều.
– Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề của học sinh thuậọ lợi hơn, tốt đẹp hơn.
Câu 2. Quan hệ giữa Tiếng Việt với Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn
Tiếng Việt góp phần vào việc học tốt Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn Vì Tiếng Việt do học sinh nắm được các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại… Cũng từ đó giúp các em có cơ sở thấy được cái hay cái đẹp của cách diễn đạt trong các bài văn phần đọc hiểu vân bản. Cũng nhờ nắm được quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại nên các em tập làm văn hiệu quả hơn.
Câu 3. Các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các thao tác ấy để tạo lập văn bản nghĩa là làm một bài văn.
III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM
Câu 1. Văn bản thuyết minh
a) Văn bản thuyết minh có mục đích biểu đạt là trình bày đúng khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
b) Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết phải cần chuẩn bị quan sát tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đôi tượng, tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
c) Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
Câu 2. Văn bản tự sự
a) Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.
b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.
c) Văn bản tự sự thường sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.
Khi kể chuyện, người kể nhằm trả lời làm rõ câu hỏi câu chuyện ấy, nhân vật ấy, hành động ấy ra sao… thì cần phải biết miêu tả.
Khi kể chuyện, muôn câu chuyện thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí gợi cho người nghe, người đọc suy tư, người kể phải dùng thêm yếu tố nghị luận.
Khi kể chuyện, người kể cần thể hiện thái độ và tình cảm của mình đối với sự việc, nhân vật nên phải biết dùng thêm các yếu tố biểu cảm.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động.
Câu 3. Văn bản nghị luận
a) Mục đích biểu đạt của văn nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe, một tư tưông, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành.
c) Các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẩn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.
d) Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Mở bài: giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luậnế
+ Thân bài: giải thích chứng minh tư tưởng, đạo lí đang được bàn đến.
Đánh giá, nhận xét tư tưởng, đạo lí đó trong bổì cảnh cuộc sống riêng, chung.
+ Kết bài: tổng kết, nêu nhận thức mới, đưa ra lời khuyên.
e) Dàn bài chung của bài nghị luận tác phẩm văn học
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật được phân tích và nêu ý kiến đánh giá.
+ Thân bài: phân tích chứng minh các luận điểm về nhâií vật bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.
+ Kết bài: khái quát, khẳng định các luận điểm, rút ra bài học, ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.