1.Một lượng khí biến đổi đẳng tích. Khi nhiệt độ tăng thì
A. áp suất giảm, khối lượng riêng tăng
B. áp suất giảm, khối lượng riêng giảm
C. áp suất tăng, khối lượng riêng không đổi
D. áp suất tăng, khối lượng riêng tăn
2. Một thí nghiệm được thực hiện với khối không khí chứa trong bình cầu và ngăn với khí quyển bằng giọt thủy ngân như hình vẽ bên. Khi làm nóng hay nguội bình cầu một cách từ từ thì quá trình biến đổi của khối khí thuộc loại nào ?
A. đẳng áp B. đẳng tích
C. đẳng nhiệt D. bất kì
3. Nén đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất của không khí tăng lên một lượng 50 Pa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?
A. 2,5 Pa B. 25 Pa
C. 10 Pa D. 100 Pa
4. Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27oC, aps suaats 1 atm biến đổi trong hai quá trình: đẳng tích, áp suất tăng gấp 2; đẳng áp, thể tích sau cùng là 5 lít. Nhiệt độ sau cùng của khí là bao nhiêu ?
A. 300K B. 600K
C. 900K D. 450K
5. Khi được nén đẳng nhiệt từ thêt ích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 atm. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu ?
A. 1 atm B. 1,2 atm
C. 2 atm D. 1,5 atm
6. Một lượng khí biến đổi theo đồ thị như hình vẽ. Chọn nhận xét đúng về mối quan hệ giữa thể tích ở trạng thái 1 và trạng thái 2?
A. V1 > V2
B. V1 < V2
C. V1 = V2
D. không so sánh được
Advertisements (Quảng cáo)
7. Một lượng khí biến đổi đẳng tích, nhiệt độ giảm một nửa. Sau đó, lượng khí tiếp tục biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi. Trong cả quá trình áp suất của khí
A. không đổi
B. tăng gấp đôi
C. giảm bốn lần
D. tăng gấp bốn
8. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút
B. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy
C. chỉ có lực đẩy
D. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
9. Đối với một lượng khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng 2 lần và thể tích giảm 3 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ
A. tăng 6 lần
B. giảm 6 lần
C. tăng 1,5 lần
D. giảm 1,5 lần
10. Một lượng khí biến đổi đẳng tích từ trạng thái có nhiệt độ 100oC, áp suất 3 atm đến trạng thái có nhiệt độ là 150oC. ÁP suất của khí ở trạng thái cuối là
Advertisements (Quảng cáo)
A. 1,5 atm B. 3,4 atm
C. 4,5 atm D. 2 atm
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
A |
D |
A |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
D |
B |
1.C
Thể tích và khối lượng của khí không đổi nên khối lượng riêng không đổi. Quá trình biến đổi đẳng tích, nhiệt độ tăng thì áp suất tăng.
2.A
Trong quá trình biến đổi, áp suất của khí trong bình luôn bằng áp suất của không khí bên ngoài.
3. D
Định luật bôi – lơ – ma – ri – ốt:
\({V_1} = {\text{ }}{p_2}{V_2}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{{{P_2}}}{{{p_1}}} = \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{{p_2} – {p_1}}}{{{p_1}}} = \dfrac{{{V_1} – {V_2}}}{{{V_2}}}\)
Vậy: \(p_1= 100\) Pa
4.A
Đẳng tích: \(\dfrac{{{P_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{T_2}}} \)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{T_1}}} = 2 \)
\(\Leftrightarrow {T_2} = 2{T_1} = 600\,K\)
Đẳng áp: \(\dfrac{{{V_2}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{V_3}}}{{{T_3}}} \)
\(\Leftrightarrow {T_3} = \dfrac{{{T_2}{V_3}}}{{{V_2}}} = {\dfrac{{600.5}}{{10}}} = 300\,K\)
5.D
Ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \)
\(\Leftrightarrow {p_1}.6 = \dfrac{{{p_1} + 0,75}}{4} \)
\(\Leftrightarrow {p_1} = 1,5\,\,atm\)
6. B
Áp dụng phương trình trạng thái: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)
Theo đồ thị ta có: \({p_1} > {p_2}\) và \({p_1}{T_1} < {T_2}\), suy ra \({V_1} < {V_2}\)
7. C
Khi biến đổi đẳng tích, nhiệt độ giảm một nửa thì áp suất giảm một nửa. Khi biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng gấp đôi thì áp suất giảm một nửa.
Như vậy, trong cả quá trình áp suất của khí giảm bốn lần.
8. D
9. D
9. B
\(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
\(\Rightarrow {p_2} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}.{p_1} \)
\(\;\;\;\;\;\;\;\;\;= \dfrac{{\left( {273 + 150} \right)}}{{\left( {273 + 100} \right)}}.3 \approx 3,4\,atm\)