1.Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật
A. số đo thể hiện nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng
B. nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật
D. nội năng có đơn vị là jun (J)
2. Cho hai vật A và B tiếp xúc với nhau. Nhiệt chắc chắn không thể truyền từ A sang B nếu
A. khả năng thực hiện công của vật A lớn hơn vật B
B. nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B
C. nhiệt độ của A nhỏ hơn nhiệt độ của vật B
D. nhiệt lượng của vật A lớn hơn nhiệt lượng của vật B
3. Khi hệ nhận nhiệt và nhận công thì nội năng của hệ
A. không đổi
B. giảm
C. tăng
D. chưa đủ điều kiện để kết luận
4.Một khối khí thực hiện công và có nội năng tăng. Chọn phát biểu đúng
A. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ tăng
B. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
C. khối khí nhận nhiệt và nhiệt độ giảm
D. khối khí tỏa nhiệt và nhiệt độ tăng
5. Trong quá trình biến đổi đẳng tích, nếu nội năng của hệ giảm thì hệ
A. nhận công và nhận nhiệt
Advertisements (Quảng cáo)
B. nhận nhiệt và thực hiện công
C. nhận nhiệt và nhận công
D. truyền nhiệt, không thực hiện công
6. Người ta thực hiện công 100J lên một khối khí và thấy nội năng của khối khí giảm 40J. Khối khí đã
A. nhận một nhiệt lượng là 60 J
B. nhận một nhiệt lượng là 140 J
C. tỏa một nhiệt lượng là 60 J
D. tỏa một nhiệt lượng là 140 J
7. Truyền một nhiệt lượng 40J cho một khối khí trong xilanh thì khối khí thực hiện một công là 20J. Nội năng của khối khí
A. tăng 20 J B. giảm 20 J
C. tăng 60 J D. giảm 60 J
8. Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 400 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 300 J. Hiệu suất của động cơ là
A. 75% B. 25%
C. 33% D. 67%
9. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích ?
Advertisements (Quảng cáo)
\(A.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U < 0;\,Q < 0;\,A = 0\)
\(B.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U > 0;\,Q > 0;\,A = 0\)
\(C.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U = 0;\,Q > 0;\,A < 0\)
\(D.\,\Delta U = A + Q\) , với \(\Delta U > 0;\,Q < 0;\,A > 0\)
1.0. Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 20%. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh là 640J. Nhiệt lượng mà động cơ nhận từ nguồn nóng là
A. 160 J B. 640 J
C. 800 J D. 320 J
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
C |
C |
A |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
B |
A |
C |
1.C
2.C
3. C
4.A
Theo nguyên lý I NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Khối khí thực hiện công: \(A < 0\) và có nội năng tăng: \(\Delta U > 0\) , suy ra nhiệt độ của khối khí tăng và \(Q > 0\), tức là khối khí nhận nhiệt.
5.C
Theo nguyên lý I NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Quá trình biến đổi đăngt ích: \(A = 0\) (hệ không thực hiện công) và nội năng của hệ giảm \(\Delta U < 0\) . Do đó \(Q < 0\), tức là hệ truyền nhiệt
6. D
Theo nguyên lý I NĐLH: \(\Delta U = A + Q\)
Khối khí nhận công \(A = 100 J\); nội năng của khí giảm \(\Delta U = – 40\,J\) . Do đó \(Q = -140 J\), vậy khối khí tỏa ra một nhiệt lượng 140 J.
7. A
8.B
Công mà hệ thực hiện: \(A = {Q_1}-{Q_2} = 100{\text{ }}J\)
Hiệu suất của động cơ: \(H = \dfrac{A}{{{Q_1}}} = \dfrac{{100}}{{400}} = 25\% \)
9. A
1.0. C
Hiệu suất của động cơ:
\(H = \dfrac{A}{{{Q_1}}} = \dfrac{{{Q_1} – {Q_2}}}{{{Q_1}}}\)\(\, = \dfrac{{{Q_1} – 640}}{{{Q_1}}} = 20\% \)
Suy ra: \(Q_1 = 800\, J.\)