1. Một khẩu súng sau khi đã lắp đạn có khối lượng M. Sau khi bắn, đầu đạn khối lượng m bay ra khỏi nòng súng với vận tốc v. Súng bị giật lại với vận tốc có độ lớn là
\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{{2mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{{mv}}{{M – m}}\\C.\,\dfrac{{mv}}{{M + m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\dfrac{{2mv}}{{M – m}}\end{array}\)
2. Một quả bóng khối lượng m đang bay với vận tốc \(\overrightarrow v \) thì đập vuông góc với bức tường thẳng đứng và bật ngược trở ra theo phương cũ với cùng độ lớn vận. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là
\(\begin{array}{l}A.\, – 2m\overrightarrow v \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,2m\overrightarrow v \,\\C.\,0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.m\overrightarrow v \,\end{array}\)
3. Chọn phát biểu đúng
A. nếu vật chuyển động thẳng chậm dần thì véc tơ động lượng ngược chiều véc tơ vận tốc
B. nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần thì véc tơ động lượng ngược chiều véc tơ vận tốc
C. nếu vật chuyển động thẳng đều thì véc tơ động lượng bằng không
D. nếu vật chuyển động tròn đều thì vectơ động lượng thay đổi.
4. Một vật khối lượng m có vận tốc v, va chạm vào một vật khối lượng M đứng yên. Biết M = 9m và sau va chạm hai vật dính nhau. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:
\(\begin{array}{l}A.\,\dfrac{1}{9}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,\dfrac{1}{{10}}\\C.\,9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,10\end{array}\)
5. Người thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng của quả bóng. Người đó làm thế nào để
A. giảm động lượng của quả bóng
B. giảm độ biến thiên của động lượng của quả bóng
C. tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay
D. giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay
6. Chọn phát biểu đúng trong quá trình chuyển động của vật được ném ngang
A. động năng không đổi
B. thế năng không đổi
C. cơ năng bảo toàn
D. động lượng bảo toàn
Advertisements (Quảng cáo)
Dữ liệu cho câu 7 và câu 8:
Tại cùng một vị trí, người ta ném vật A hướng thẳng lên với vận tốc v, và vật B được ném thẳng đứng xuống cũng với vận tốc v. Biết hai vật có cùng khối lượng
7. Chọn phát biểu đúng về động lượng của hai vật
A. khi xuống mặt đất thì động lượng của hai vật bằng nhau
B. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật A lớn hơn động lượng của vật B
C. khi xuống mặt đất thì động lượng của vật B lớn hơn động lượng của vật A
D. các phát biểu trên đều sai
8. Chọn phát biểu đúng về cơ năng của hai vật
A. khi xuống mặt đất thì cơ năng của hai vật bằng nhau
B. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật A lớn hơn cơ năng của vật B
C. khi xuống mặt đất thì cơ năng của vật B lớn hơn cơ năng của vật A
D. các phát biểu trên đều sai
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tại vị trí ném, hai vật có cùng động năng và cùng thế năng.
Advertisements (Quảng cáo)
9. Một vật chuyển động tròn đều thì
A. động lượng bảo toàn
B. cơ năng không đổi
C. động năng không đổi
D. thế năng không đổi
10. Một vật có khối lượng m, chuyển động với vận tốc v. Chọn mối liên hệ đúng giữa động lượng p và động năng Wđ của vật
\(\begin{array}{l}A.\,\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{p}{{2m}}\\C.\,{{\rm{W}}_d} = \dfrac{{2m}}{p}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{{\rm{W}}_d} = 2m{p^2}\end{array}\)
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
A |
D |
D |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
A |
C |
A |
1. B
Bảo toàn động lượng: \(mv + (M – m)V = 0\)
2. A
3.. D
4. D
Định luật bảo toàn động lượng:
\(\begin{array}{l}mv{\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {M{\rm{ }} + {\rm{ }}m} \right)v’\\ \Rightarrow \dfrac{v}{{v’}} = \dfrac{{M + m}}{m} = \dfrac{{9m + m}}{m} = 10\end{array}\)
5. D
Muốn đỡ đau tay và khỏi ngã thì phải giảm cường độ của lực tác dụng vào tay
Ta có: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \Rightarrow F = \dfrac{{\Delta p}}{{\Delta t}}\) .
Vậy muốn giảm F thì phải tăng \(\Delta t\) . Người thủ môn làm thế để tăng thời gian làm quả bóng dừng lại, để giảm cường độ của quả bóng tác dụng vào tay.
6. C
7. A
8. A
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tại vị trí ném, hai vật có cùng động năng và cùng thế năng.
9. C
10. A
Ta có: \( = \dfrac{{m{v^2}}}{2} = \dfrac{{{{\left( {mv} \right)}^2}}}{{2m}} = \dfrac{{{p^2}}}{{2m}}\)