Trang Chủ Văn nghị luận Văn nghị luận xã hội

Cách làm văn Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Cách làm bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

Cach lam bai van nghi luan xa hoi trong tac pham van hoc

 Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đê xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đê xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn để xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng ó thể người viết phải rút ra từ một câu chuyện chưa được học (thường là một câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa – truyện mini).

Để làm dạng bài này, người viết trước hết phải phân tích tác phẩm theo hướng làm rõ vấn đề xã hội cùng với các khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa lớp 11 nâng cao có đề bài sau: Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của nhà thơ Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay. Với đề bài này, trước hết cần phân tích sơ lược bài thơ Tiến sĩ giấy để xác định vấn để mà Nguyễn Khuyến đặt ra là sự mâu thuẫn giữa cái danh tiến sĩ với cái thực tầm thường, thấp kém về cả năng lực và vai trò của ông tiến sĩ trong xã hội đương thời khiến cho danh hiệu tiến sĩ cao quý là thế lại hóa thành giả dối đáng khinh và những nỗ lực học hành để cầu chút công danh lại hóa thành đáng thương, thảm hại.

Sau khi đã xác định chính xác vấn đề, cần xem xét ý nghĩa của nó trong tác phẩm, trong cuộc sống ở thời điểm tác phẩm ra đời và ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống hôm nay. Bài thơ Tiến sĩ giấy ra đời vào thời kì đất nước đã rơi vào họa xâm lăng, bút nghiên, chữ nghĩa của ông tiến sĩ không đủ để cứu nước, cứu đời, tài cán của ông tiến sĩ không đủ để đuổi giặc. Đó là chưa kể đến chuyện xã hội giao thời lố lăng, chuyện mua quan bán tước chả khác chi mua bán những món hàng thông thường thì cái danh tiến sĩ lại càng không đáng giá. Khi bàn về vấn đề trong mối liên hệ với cuộc sông hiện tại, ta sẽ tùy theo tính chất của vấn đề mà có cách xử lí cụ thể.

Nếu vấn đề đặt ra mang màu sắc tư tưởng – đạo lí, cần trở lại với mô hình cắt nghĩa – lí giải – đánh giá. Nếu vấn để đặt ra là một hiện tượng đời sống, cần trở lại với mô hình thực trạng – nguyên nhân – kết quả (hậu quả) – để xuất ý kiến (nêu giải pháp). Chẳng hạn với đề bài “Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gi về cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội xưa và nay“, sau khi nói về truyện Tấm Cám và cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu, cái thiện và cái ác trong xã hội thời xưa, cần thấy rằng đây là một hiện tượng đời sống tồn tại trong cuộc sống mọi thời. Xác định được điều này khi chuyển sang bàn về cuộc đấu tranh trong xã hội ngày nay, cần nhìn nhận rõ thực trang về sự tồn tại của cái xấu, cái ác trong xã hội hiện tại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng này và đề xuất giải pháp khắc phục. Cũng có những vấn đề vừa mang màu sắc tư tưởng – đạo lí lại vừa mang dáng dấp của một hiện tượng đời sống. Để xử lí loại vấn đề như thế cần có sự linh hoạt trong cách thức. Chẳng hạn, vấn để danh và thực là một vấn đề thuộc về nhận thức, tư tưởng song cách ứng xử với cái danh và cái thực lại là một hiện tượng đời sống khá phức tạp thì để bàn vê danh và thực trong cuộc sống hôm nay, ta cần hiểu khái niệm “danh”, “thực”, mối quan hộ cần có giữa hai vấn đê này, tác dụng, ý nghĩa của sự tương xứng giữa danh và thực cũng như tác hại của mối quan hộ khập khiễng giữa chúng. Bước tiếp theo, cần phân tích thực tế quan hệ giữa danh và thực trong đời sống xã hội hiện nay ở các mặt thực trạng, nguyên nhân, kết quả và hậu quả của môi quan hệ này. Cuối cùng, người viết nên có một phần nêu kinh nghiệm, bài học nhân sinh mà mình nhận thức được, đúc rút ra từ toàn bộ quá trình tìm hiểu vấn đề. Với vấn đề danh và thực thì bài học rút ra là không nên chạy theo những thứ danh tiếng hão song cũng không nên thờ ơ, coi thường cái danh, cần tu bổ cho cái thực để cái danh đáng được tôn trọng.

Cần lưu ý là dạng bài này rất dễ lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đê cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức- tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá chất lượng về nội dung-nghệ thuật của văn bản tác phẩm, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến về vấn đề xã taội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tô” của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích văn bản là mục đích còn trong nghị luận xã hội nó lại chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó.

Chú ý:

  • Các mô hình cho các dạng đề được nêu ở trên chỉ là tương đối, người viết nên có sự linh hoạt khi vận dụng chứ không nên áp dụng máy móc vì mọi sự áp dụng máy móc đều có thể dẫn tới những cấu trúc bất hợp lí.
  • Trong một bài văn nghị luận, bên cạnh việc cắt nghĩa, lí giải và đánh giá vấn đề đặt ra, khâu chứng minh cũng rất quan trọng. Nó chứng tỏ mức độ hiểu và chủ động trong xử lí vấn đê của người viết. Tuy nhiên, để bài viết gọn, tránh trùng lặp, không nhất thiết phải tô chức thành một phần riêng cho việc chứng minh. Học sinh nên linh hoạt gắn việc chứng minh với các khâu khác trong quá trình viết bài. Mỗi ý kiến lí giải, đánh giá đều có thể gắn với thực tiễn đời sống để chứng minh tính thực tế, chân xác của nó. Chẳng hạn, khi lí giải vì sao chúng ta chỉ tiếp thu được phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy, ý đầu tiên là “vì mỗi chúng ta chỉ có một giới hạn về năng lực chuyên môn và một giớii hạn về phạm vi hiểu biết nên không phải những gì đọc được, nghe thấy đều có khả năng hiểu và nắm bắt hết được”, người viết có thể đưa luôn dẫn chứmg chứng minh: với trình độ của học sinh phô thông, việc tiếp thu các sách nghiên cứu chuyên sâu là điểu khó khăn vì ngay hệ thống thuật ngữ chuyên môn đã là một rào cản đáng kể. Hay khi nói về sự khác nhau giữa các khái niệm “cứng cỏi” và “cường bạo”, học sinh có thể lấy dẫn chứng chứng minh cho cách hiểu của mình: người chiến sĩ cộng sản bất chấp sự tra tấn để giữ bí mật cách mạng, sẵn sàng đôi mặt với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ là cứng cỏi; kẻ côn đồ lưu manh dùng vũ lực để khống chế, ép buộc hoặc làm tổn hại tới người khác vì mục đích cá nhân xấu xa là cường bạo… Việc kết hợp các thao tác như vậy sẽ khiến bài viết uyển chuyển,Minh hoạt hơn.
  • Để một bài nghị luận xã hội có được sự sinh động, hấp dẫn rất cần có hệ thống dẫn chứng thích hợp. Đó phải là những dẫn chứng từ thực tế đời sống, càng xác thực, cụ thể càng có sức thuyết phục cao. Nên hạn chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học vì dù tác phẩm văn học có phản ánh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm còn có thể làm nhòe ranh giới giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Có dẫn chứng rồi thì việc đưa lúc nào và đưa như thế nào cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc. Không nên kể lể dài dòng mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn đậm vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày. Đưa dẫn chứng cần đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ không nên tùy tiện. Chăng hạn, dẫn chứng cho thực trạng bạo hành phụ nữ là câu chuyện về em Nguyễn Thị Bình hơn mười năm bị chủ đánh đập, những vụ buôn bán phụ nữ ra nước ngoài, sự kiện người chồng đánh đập rồi nhốt vợ vào lồng chó – những sự kiện gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. Dân chứng cho hậu quả của tình trạng nghiện internet là việc một thanh niên Hàn Quốc gục chết sau 48 giờ ngồi chơi điện tử, vụ giết ngưòi man rợ của một học sinh THCS vì cần tiền chơi .. Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sỏ lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung để làm nổi bật tính tư tưởng của bài viết.
  • Khi liên hệ, người viết cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép giả tạo.
  • Ngoài ra, việc viết mở bài sao cho hấp dẫn cũng rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt cho người chấm. Một mở bài hay phải vừa giới thiệu chính xác vừa dẫn dắt hợp lí, sinh động vấn đề đặt ra. Muốn viết được một mở bài hay vì thế cần làm tốt khâu tìm hiểu đề để xác định chính xác vấn đề được đặt ra. Sau đó tìm một chi tiết, sự việc, câu chuyện… có ý nghĩa gần gũi hoặc tương đương để dẫn dắt, không nên đột ngột vào đề, càng không nên giới thiệu cộc lốc, cụt ngủn vì sẽ tạo cảm giác về sự vụng về, thô thiển.

Advertisements (Quảng cáo)