Mở đầu
Ngôi nhà của gia đình em đã được xây dựng bằng các loại vật liệu nào?
Khi nhắc đến các loại vật liệu xây dựng, có 2 loại chính: Vật liệu xây dựng chính và vật liệu hoàn thiện.
– Những vật liệu xây dựng chính trong các công trình xây dựng: cát, đá, gạch, ngói, xi măng, gỗ, sơn, kính, ….
– Những vật liệu xây dựng hoàn thiện phụ thuộc chủ đầu tư có thể tự chọn để trang trí, làm đẹp, tạo ấn tượng riêng cho ngôi nhà của mình. Mỗi ngôi nhà có cách trang trí hoàn thiện khác nhau. Vật liệu hoàn thiện: hệ thống cửa, thiết bị vệ sinh, đá trang trí ốp tường, đá hoa, sàn giả gỗ ốp nền, …
Ngôi nhà của gia đình em đã được xây dựng bằng: gạch, xi măng, cát, đá, thép, kính, sơn, tôn, gỗ, ngói…
I. VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Hãy quan sát và nêu tên các vật liệu xây dựng nhà ở trong hình 2.1
2. Kể thêm các vật liệu xây dựng nhà ở khác
Câu 1
1. Hãy quan sát và nêu tên các vật liệu xây dựng nhà ở trong hình 2.1
Quan sát hình 2.1
Các vật liệu trong hình 2.1 là:
a. cát
b. đá
c. xi măng
d. tre, nứa
e. thép
g. ngói
h. gạch đỏ
i. kính
k. gỗ
l. tấm tôn
m. sơn tường
Câu 2
2. Kể thêm các vật liệu xây dựng nhà ở khác
Ngoài những vật liệu xây dựng hiện đại, một số vật liệu đơn giản, thô sơ xưa của cha ông không được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà: tường được làm từ những viên gạch đất sét, tường có thể được làm bằng bùn trộn lẫn với rơm rạ. Khung cột được làm từ những cây gỗ như tre, bạch đàn hay phi lao. Mái sử dụng rơm, cỏ, lá cọ bện thành từng tấm tạo thành tấm lợp.
Một số vật liệu xây dựng nhà ở khác là: lá cọ, bùn, vôi, gạch đất sét, rơm rạ, cỏ, …
Vận dụng mục I
Kể tên các vật liệu chính để xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở đô thị và nhà ở các khu vực đặc thù.
Advertisements (Quảng cáo)
Vật liệu chính để xây dựng nhà ở gồm có: cát, đá, gạch, ngói, xi măng, gỗ, sơn, kính,… và ở khu vực đặc thù còn có: gỗ, tre, nứa,…
Xây dựng nhà ở nông thôn là: cát, đá, xi măng, gạch đỏ, ngói, gỗ, tấm tôn, sơn…
Xây dựng nhà ở thành thị là: gạch đỏ, cát, đá, xi măng, kính, sơn, mái tôn (có hoặc không)
Xây dựng nhà ở các khu vực đặc thù: gỗ, tre, nứa…
II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?
2. Vì sao phải dự tính chi phí xây dựng ngôi nhà?
Câu 1
1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?
– Kiến trúc sư là người tốt nghiệp đại học ngành Kiến trúc, có khả năng thiết kế công trình, thiết kế nội thất và quy hoạch xây dựng.
– Kiến trúc sư thiết kế bản vẽ ngôi nhà theo nguyện vọng của chủ ngôi nhà. Bên cạnh đó chủ nhà có thể tự thiết kế bản vẽ ngôi nhà cho riêng mình cho kiến trúc sư quy hoạch xây dựng theo bản thiết kế đó.
Người thiết kế bản vẽ ngôi nhà là kiến trúc sư hoặc là chủ ngôi nhà.
Câu 2
2. Vì sao phải dự tính chi phí xây dựng ngôi nhà?
Cần phải dự tính chi phí xây dựng cho ngôi nhà vì như vậy sẽ giúp cho chủ nhà:
– Chủ động được chi phí thực hiện
– Là cơ sở để lựa chọn nhà thầu thi công phù hợp để ký kết hợp đồng thi công xây dựng.
– Kiểm soát được chủng loại vật liệu sử dụng, kiểm soát được chất lượng công trình và tiến độ thực hiện.
Luyện tập mục II
Quan sát và gọi tên các công việc trong xây dựng phần thô ở Hình 2.3
Advertisements (Quảng cáo)
Quan sát hình 2.3. Các công việc xây dựng phần thô trong ngôi nhà
Các công việc trong xây dựng phần thô:
– Làm móng
– Dựng khung hoặc tường chịu lực
– Xây tường ngăn, tường trang trí
– Làm mái
– Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc.
Vận dụng mục II
Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em
Có ba bước chính trong xây nhà ở gồm: chuẩn bị, xây dựng phần thô và hoàn thiện.
Các bước xây dựng nhà ở phổ biến ở địa phương em là: Làm móng -> dựng trụ -> xây tường, cầu thang -> trát tường, lát nền -> làm mái (lợp ngói hoặc đổ mái bằng bê tông) -> lắp đặt hệ thống điện nước bên trong ngôi nhà -> sơn trong và ngoài nhà.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở
1. Hãy nêu tên các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị xây dựng trong Hình 2.4 và hình 2.5
2. Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có lợi ích gì cho người lao động?
Câu 1
1. Hãy nêu tên các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị xây dựng trong Hình 2.4 và hình 2.5
Quan sát hình 2.4. Một số trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và hình 2.5. Một số thiết bị xây dựng.
– Thiết bị bảo hộ lao động gồm: mũ, áo, quần, giày, kính, áo khoác, găng tay, dây an toàn.
– Thiết bị xây dựng gồm: máy khoan, máy trộn bê tông, máy cẩu.
Câu 2
2. Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có lợi ích gì cho người lao động?
– Bảo vệ người lao động tránh được bụi bẩn, dầu nhớt, chất thải môi trường, tia UV…
– Tránh các vật nhọn va quệt gây thương tích.
– Bảo vệ phần đầu bằng nón bảo hộ.
– Bảo vệ đôi bàn chân được an toàn nhất, tránh đạp phải đinh, vật nặng rơi trúng.
– Bảo vệ khi làm việc trên cao bằng đai bảo vệ.
– Bảo vệ khí quản bằng khẩu trang bảo hộ.
– Bảo vệ đôi bàn tay bằng găng tay bảo hộ.
1. Em hãy mô tả đặc điểm của từng loại biển báo trong hình 2.6
2. Em sẽ làm gì và không được làm gì khi gặp các biển báo này?
Câu 1
1. Em hãy mô tả đặc điểm của từng loại biển báo trong hình 2.6
Đặc điểm của từng loại biển báo trong hình 2.6 là:
– Biển báo cấm: thường có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. … Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm.
– Biển báo hiệu nguy hiểm: thường có dạng hình tam giác đều, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
– Biển báo bắt buộc thực hiện: Hình tròn, có hình mô phỏng và nội dung kèm theo yêu cầu người thấy thực hiện
– Biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: Thường có hình chữ nhật trên nền xanh lá cây, xanh lam nhạt hoặc màu đỏ. Trên biển báo có ghi những điều nhắc nhở hoặc hướng dẫn những người làm việc trên công trường thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động.
Câu 2
2. Em sẽ làm gì và không được làm gì khi gặp các biển báo này?
– Khi gặp các biển báo này, em sẽ cần:
+ Gặp biển báo cấm: tránh xa khu vực cấm, không mở điện
+ Gặp biển báo nguy hiểm: tránh xa, không sờ mó vào khu vực cảnh báo
+ Gặp biển báo bắt buộc thực hiện: đeo dây an toàn, chấp hành và thực hiện đầy đủ.
+ Gặp biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn: chú ý quan sát thực hiện đúng quy định.
Vận dụng mục III
Người công nhân A đang đi kiểm tra giàn giáo trước khi thi công mái nhà. Quan sát hình 2.7 và cho biết người công nhân này đã đảm bảo an toàn lao động cho bản thân chưa? Giải thích vì sao?
Khu vực xây dựng nhà ở luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm đến an toàn của người lao động và những người xung quanh. Để đảm bảo an toàn cho người lao động phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, các dụng cụ và thiết bị xây dựng đảm bảo an toàn.
Quan sát hình 2.7 ta thấy, người công nhân này khi làm việc trên cao không mang theo dây đai bảo hộ nên chưa đảm bảo an toàn lao động cho bản thân.