Mở đầu
Gia đình em đang sử dụng những loại năng lượng nào?
Các loại năng lượng thường được dùng trong nhà ở là: năng lượng điện, năng lượng chất đốt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước.
Gia đình em đang sử dụng những loại năng lượng: Điện, năng lượng mặt trời…
1. Lựa chọn thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng
Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cho gia đình và xã hội?
Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm cho gia đình và xã hội là: Bảo vệ môi trường, sức khoẻ, giảm mức tiêu thụ năng lượng cho gia đình, xã hội.
Luyện tập mục 1
Các thiết bị gia dụng nào trong gia đình em có dán nhãn tiết kiệm năng lượng?
Các thiết bị gia dụng nào trong gia đình em có dán nhãn tiết kiệm năng lượng là: Tủ lạnh, bóng đèn, điều hoà, bếp gas, bình nóng lạnh…
Vận dụng mục 1
Theo em, số lượng * được thể hiện trên nhãn năng lượng Hinh 4.1 (a) gắn trên thiết bị gia dụng có ý nghĩa như thế nào?
– Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các sản phẩm lưu thông trên thị trường, thể hiện xếp hạng đánh giá mức hiệu suất năng lượng (từ 1 sao đến 5 sao) và các thông số chi tiết liên quan tới xuất xứ, tiêu chuẩn đánh giá, hiệu suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm.
– Nhãn 5 sao được coi có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố, dĩ nhiên các sản phẩm được gắn nhãn 5 sao cũng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác.
2. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
Hãy kể các nguồn năng lượng tải tạo khác mà em biết.
Advertisements (Quảng cáo)
Năng lượng tái tạo là năng lượng tự nhiên và có trữ lượng lớn (năng lượng mặt trời, gió, nước,…)
Các nguồn năng lượng tái tạo khác mà em biết là:
+ Nhiên liệu sinh học
+ Sinh khối
+ Địa nhiệt
+ Thủy điện
+ Năng lượng Mặt Trời
+ Năng lượng thủy triều
+ Năng lượng sóng
+ Năng lượng gió
Luyện tập mục 2
Advertisements (Quảng cáo)
Ở gia đình em, năng lượng mặt trời, gió, nước đã được sử dụng trong những việc gì?
Ở gia đình em, năng lượng mặt trời, gió, nước đã sử dụng trong những việc như: Phơi quần áo bằng năng lượng mặt trời, gió; nước để tắm, giặt; năng lượng mặt trời để phát điện; chế tạo nước nóng bằng năng lượng mặt trời.
3. Lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị gia dụng đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Vì sao bảo dưỡng thiết bị định kì sẽ tiết kiệm được năng lượng?
Bảo dưỡng thiết bị định kì sẽ tiết kiệm được năng lượng vì:
– Việc bảo trì thường xuyên và định kỳ là rất quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống của bạn hoạt động hiệu quả, chính xác và an toàn.
– Theo thời gian, sẽ không tránh khỏi bụi bẩn và lá cây tích tụ trên bề mặt các bảng pin PV của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất điện của toàn bộ hệ thống năng lượng. Ngoài ra, nước và hơi ẩm, mưa đá, gió…đều có thể gây ra thiệt hại hệ thống của bạn.
– Bằng cách đảm bảo thường xuyên thực hiện công việc bảo trì, vệ sinh chúng, bạn có thể bảo đảm chúng hoạt động với hiệu quả tối ưu, an toàn về điện hơn cho các thành viên trong gia đình. Việc lên lịch định kỳ sẽ rất cần thiết cho bạn, giúp tiết kiệm tối
Vận dụng mục 3
Khảo sát một loại thiết bị gia dụng của gia đình theo gợi ý sau:
1. Tên của thiết bị.
2. Loại năng lượng thiết bị sử dụng.
3. Thời gian thiết bị đã được sử dụng
4. Số lần được bảo dưỡng của thiết bị.
5. Có bộ phận nào có dấu hiệu hư hỏng không?
6. Cần làm gì để khắc phục vấn đề trên (nếu có)?
1. Tên của thiết bị: điều hòa
2. Loại năng lượng thiết bị sử dụng: điện
3. Thời gian thiết bị đã được sử dụng: 3 năm
4. Số lần được bảo dưỡng của thiết bị: Không
5. Có bộ phận nào có dấu hiệu hư hỏng không: tấm gió
6. Cần làm gì để khắc phục vấn đề trên: cần bảo dưỡng thiết bị định kì.
Vận dụng mục 4
Em cần điều chỉnh lại thói quen nào để tiết kiệm điện cho gia đình?
Hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các thành viên trong gia đình như: tắt thiết bị khi không sử dụng, lựa chọn chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng cho thiết bị,…
Em cần điều chỉnh lại thói quen:
– Sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ, giảm mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn bảo đảm hiệu quả hoạt động của thiết bị và thoả mãn nhu cầu sử dụng.
– Lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng.
– Lắp đặt, sử dụng, bảo quản các thiết bị đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.