Câu 1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?
– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
– Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.
Câu 2. Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?
– Luật lệ của hội thổi cơm thi:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống.
+ Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa.
+ Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
– Với người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:
+ Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông
+ Người giã thóc
+ Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
=> Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia trong quá trình đánh giặc. Qua đó, hội thi cũng thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.
Câu 3. Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?
Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.