Phần I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Theo dõi văn bản trong SGK và sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi
• Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?
• Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?
• Nội dung câu mở đoạn là gì?
• Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?
Advertisements (Quảng cáo)
• Nội dung của câu kết đoạn là gì?
– Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.
– Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.
– Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.
– Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.
Phần II. Hướng dẫn quy trình viết
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…