Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 SGK GDCD lớp 6 - Cánh Diều

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên trang 38, 39, 40, 41 SGK GDCD 6

Giải câu hỏi Khởi động, khám phá, luyện tập vận dụng trang 38, 39, 40, 41 SGK GDCD 6 Cánh Diều. Bài 8 Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Khởi động

Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sắm sét bắt đầu nổi lên. Em hãy giúp Nam chọn một vị trí trú ẩn an toàn và giải thích vì sao không nên trú ẩn ở những vị trí còn lại.

A. Dưới góc cây to.

B. Trong lều.

C. Dưới mái hiên của căn nhà.

Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sắm sét bắt đầu nổi lên. Nếu em là Nam em chọn đáp án C. Dưới mái hiên của căn nhà là an toàn nhất trong 3 phương án trên.

– Vì dưới gốc cây to, trời mưa dông có sấm sét rất dễ bị nhiễm điện và bị sét đánh, nguy hiểm về tính mạng. Và ở trong lều trại nếu có mưa to nước sẽ dâng lên khiến lều bị sập hoặc xảy ra trường hợp bị nước cuốn trôi.

Câu hỏi Khám phá 1 trang 38 SGK GDCD 6

Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi

Hình ảnh (Trang 39)

a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên?

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

a) Những hiện tượng nguy hiểm là:

1. Dông, sấm sét

2. Sạt lở

3. Lũ lụt

4. Hạn hán

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản. Hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, mùa màng của người dân thậm chí còn lấy đi tính mạng, sức khỏe của con người. Đã biết bao nhiêu người bị sét đánh chết và đã biết bao nhiêu người bị vùi lấp trong những lớp đất dày đặc của núi. Nói chung tất cả những thảm họa từ thiên nhiên gây ra rất nguy hiểm về người và của.

c) Theo em, tình huống nguy hiểm là tình huống nguy hiểm bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

Khám phá 2

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Advertisements (Quảng cáo)

CƠN BÃO SỐ 5

Ngày 18/9/2020, cơn bão số 5 mang tên Noul, mạnh cấp 10, giật cấp 12 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Do ảnh hưởng của bão, rất nhiều căn nhà bị sập; hàng trăm điểm trường bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học; hàng trục nghìn héc – ta lúa bị ngập nặng; nhiều cột điện bị gãy đổ; nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng trong nước.

Hình ảnh (trang 40)

a) Thông tin và các bức ảnh trên cho thấy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hướng trực tiếp?

b) Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

a)  Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại: Nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học, hàng chục hecta đất bị ngập năng, nhiều cột điện bị gãy đổ,.. Cơn bão số 5 lịch sử diễn ra năm 2020 vừa qua đã để lại những di chứng không hề nhỏ cho đồng bào miền Trung, thiệt hại về người và của không sao có thể đếm hết được, khung cảnh hoang tàn và bi thương khi nước rút thật quá thảm khốc.

b)  Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả về tài sản, sức khỏe, tính mạng, của con người và xã hội.

Khám phá 3

Em sẽ làm gì nếu em và các bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

Tình huống 1: Hạnh đang xem chương trình tivi yêu thích thì trời bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đùng đùng, trời mưa tầm tã.

Tình huống 2: Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

Tình huống 3: Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do sau trận mưa bão lớn, kéo dài.

Tình huống 1: Nếu em là Hạnh em sẽ tắt tivi và rút điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng nguồn điện và dễ xảy ra tình huống bị điện giật.

Advertisements (Quảng cáo)

Tình huống 2: Nếu em là Phương em sẽ không tự ý lội qua dòng nước vì rất nguy hiểm sẽ bị nước cuốn trôi, sau đó báo với chính quyền và trường học, những người dân gần đó về tình trạng nước dâng cao có thể lập tức di rời dân cư xung quanh vùng nước, ngăn cản học sinh không đi qua suối vì nó nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của các bạn.

Tình huống 3: Nếu em là Tâm em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa và báo với cấp chính quyền có biện pháp xử lý dốc bị sạt lở. Thông báo với mọi người về con dốc bị sạt lở đó để mọi người tránh khi qua con dốc đó.

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 41 SGK GDCD 6 Cánh Diều

Câu 1. Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?

Những nguy hiểm từ thiên nhiên ở nơi em sống là sạt lở vào những ngày mưa; sấm sét; mưa dông; lốc xoáy; lũ quét và lũ ống,…

Những nguy hiểm đó có thể ảnh hưởng tới những người dân sống xung quanh vùng lước rũ và vùng núi dễ sạt lở; Lũ ống và lũ quét có thể xảy ra trong đêm nên rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân; Sấm sét gây chết người ngay tại chỗ;…

Câu 2. Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng có. Em có đồng tình với việc làm của Thành không? Vì sao?

Trong tình huống trên em không đồng ý với việc làm của Thành. Vì trong hình huống nguy hiểm như thế bạn nên tìm chỗ trú ẩn. Sự chủ quan của Thành có thể khiến bạn gánh hậu quả nặng nề.

Câu 3. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào đưới đây? Tại sao?

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng tivi và các thiết bị điện.

C. Được cảnh báo về cơn đông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

Thông qua những việc làm trên em đồng tình và không đồng tình với việc làm sau:

– Em đồng tình: C. Được cảnh báo về cơn đông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà.

=> Vì các bạn đã lường trước được mối nguy hiểm có thể xảy ra để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm từ thiên nhiên.

– Em không đồng tình với ý kiến:

A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.

=> Việc làm của Lâm và Hưng đang coi thường sức khỏe của bản thân, không biết được mối nguy hại có thể xảy ra là bạn sẽ bị ướt, bị ngã hoặc có sấm sét sẽ càng nguy hiểm hơn.

B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng tivi và các thiết bị điện.

=> Việc làm của Bình rất nguy hiểm vì sấm sét sẽ ảnh hưởng đến đường điện, làm hỏng các thiết bị điện thậm chí bạn dễ bị điện giật.

D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.

=> Việc làm của các bạn rất nguy hiểm cho tính mạng vì nước lũ có thể cuốn trôi các bạn nhỏ.

Vận dụng

Câu 1. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.

Tìm hiểu thông tin về thảm họa và các hoạt động ứng phó thảm họa qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tìm hiểu các cách bảo vệ bản thân khi xảy ra thiên tai. (HS tự liên hệ bản thân)

Câu 2. Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.

Xây dựng thông điệp Bảo vệ bản thân khỏi thiên tai. (HS tự liên hệ bản thân)

Câu 3. Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền vè phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sống theo hướng dẫn:

– Tên dự án.

– Đối tượng dự án hướng tới.

– Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương.

– Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm.

Tên Dự án Tìm hiểu về ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. (HS tự liên hệ bản thân)

– Đối tượng dự án hướng tới: học sinh, sinh viên

– Các tai nạn do nguy hiểm tử thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương.

– Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm.

Advertisements (Quảng cáo)