Câu hỏi mở đầu
Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
Những hoạt động không an toàn trong phòng thực hành là:
– Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
– Dùng tay không cầm ống nghiệm.
– Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn.
– Nô đùa trong phòng thí nghiệm, nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay.
Câu hỏi 1
Em hãy cho biết mỗi biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung?
Biển báo ở hình a) có nghĩa: không phải vòi uống nước.
Advertisements (Quảng cáo)
Biển báo ở hình b) có nghĩa : cấm dùng lửa.
Biển báo ở hình c) có nghĩa : cấm ăn uống, mang đồ ăn vào phòng thí nghiệm.
Cả 3 biển báo này đều có đặc điểm chung là bao quanh biển là đường viền tròn đỏ và đường gạch chéo đỏ trên biển, cấm thực hiện những hành động mất an toàn trong phòng thí nghiệm.
Câu hỏi 2
1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
2.
a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?
Advertisements (Quảng cáo)
b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
a) Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó.
b) Hình a: cảnh báo điện cao thế
Hình b: cảnh báo về chất ăn mòn
Hình c: cảnh báo về chất độc
Hình d: cảnh báo về chất độc sinh học
Trả lời câu hỏi 3
Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Hoạt động
Vẽ hai cột, cột (1) là “An toàn” và cột (2) là “Không an toàn” trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, …) vào đúng cột.
a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, …).
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.
e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác.
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật.
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định.
An toàn |
Không an toàn |
a, d, e, g, h |
b,c |