Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - KNTT

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trang 51, 52, 53 Lịch sử lớp 6 KNTT

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 51, 52, 53 Lịch sử 6 KNTT. Luyện tập vận dụng bài 1, 2, 3 trang 53 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á – Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X

Câu hỏi mở đầu

Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ – những nền văn minh lớn của nhân loại. Giữa hai trung tâm văn minh này là khu vực Đông Nam Á, với vị trí rất quan trọng, la ngã tư gia đầu tiên. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Các quốc gia đó đã phát triển ra sao đến thế kỉ VII?đường của thế giới. Từ những thế kỉ trước đến đầu Công nguyên, ở đây đã hình thành các quốc.

Quá trình ra đời, phát triển của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

+ Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.

+ Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

+ Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.

1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước

Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr52), hãy mô tả vị trí của khu vực Đông Nam Á.

Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tay Á và Địa Trung Hải

Đông Nam Á bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển cho các cây trồng.

2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Câu 1. Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr 52).

Lược đồ các quốc gia sơ kì và phong kiến Đông Nam Á

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã làn lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì như Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2. Các tư liệu (tr53) và hình 2,3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị, đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc Eo (Việt Nam), Ta-cô-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan).

Luyện tập vận dụng bài 1, 2, 3 trang 53 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Câu 1. Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời các quốc gia sơ kì Đông Nam Á như thế nào?

Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á:

– Mang lại kinh tế cao, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v…) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến …).

– Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, mang lại sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

– Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2. Sưu tầm thêm thông tin về sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á mà em thích nhất và chia sẻ với bạn em.

Vương Quốc Champa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Câu 3. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo.

– Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn

– Lúa khô nước cạn ai ơi

Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu

– Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non

– Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

– Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về

– Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!

– Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

– Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sang.

Advertisements (Quảng cáo)