Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản trang 144 Địa lí lớp 6

Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3 trang 144, 145, 146, 147 SGK Địa lí 6. Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Bài 10 Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

I. Qúa trình nội sinh và ngoại sinh trang 144 SGK Địa lí 6

Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1, em hãy cho biết:

– Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh?

– Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a, b, c?

– Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

Hình 10.1. Một số kết quả của quá trình nội sinh và ngoại sinh

– Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh:

+ Nội sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Đó là các chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất.

+ Ngoại sinh là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất. Đó là các hiệ tượng như nắng, mưa, nhiệt độ, dòng chảy bề mặt,…

– Sự thay đổi Bề mặt địa hình:

+ Hình a: Do sóng biển tác động đã làm thay đổi địa hình, làm tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ ven bờ.

+ Hình b: Do gió thổi vào các mỏm núi, thời gian dài khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất.

+ Hình c: Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài Trái Đất.

– Hình a, b là kết quả của quá trình ngoại sinh, hình c là kết quả của quá trình nội sinh.

II. Các dạng địa hình chính

Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

– Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.

– Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

– Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

Hình 10.2. Một số dạng địa hình chính

Bảng 10.1. Đặc điểm một số dạng địa hình chính

Quan sát hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài để trả lời câu hỏi.

Advertisements (Quảng cáo)

– Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi,…

– Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đình núi, sườn núi và chân núi.

– Điểm khác nhau giữa núi và đồi:

+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200 m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

+ Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500 m.

– Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:

+ Đồng bằng: thấp, độ cao dưới 200 m, bằng phẳng, không có sườn.

+ Cao nguyên: độ cao trên 500 m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

III. Khoáng sản

Quan sát hình 10.5 và thông tin trong bài:

– Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoảng sản nào?

– Những khoáng sản này có công dụng gì?

– Hãy kể tên một vài loại khoáng sản khác mà em biết.

Hình 10.5. Một số loại khoáng sản

Advertisements (Quảng cáo)

– Các loại khoáng sản trong hình:

+ Hình a: đá vôi.

+ Hình b: than đá.

+ Hình c: vàng.

+ Hình d: thạch anh.

– Công dụng: Nguyên liệu trong ngành xây dựng, làm chất đốt, trang sức,…

– Một số loại khoáng sản khác như sắt, titan, cát thủy tinh, đồng, chì, dầu mỏ,…

Bài 1 trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Hãy phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

– Nội sinh:

+ Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề.

– Ngoại sinh:

+ Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

Bài 2

Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính.

Dựa vào bảng 10.1 SGK để trả lời câu hỏi.

Bảng 10.1. Đặc điểm một số dạng địa hình chính

Độ cao tuyệt đối được đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm so với mực nước biển trung bình:

– Núi: độ cao tuyệt đối trên 500 m.

– Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m.

– Đồi: độ cao tuyệt đối dưới 200 m so với nước biển.

– Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200 m.

Giải bài 3 trang 147 Địa lí 6 CTST

Tìm kiếm thông tin về hiệ trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết.

Hiện trạng khai thác quặng sắt ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.

Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự án được phê duyệt

Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0 – 8 mm) và môi trường bị ảnh hưởng.

Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay có tới 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu.

Bài 4 phần luyện tập và vận dụng trang 147

Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào.

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Học sinh dựa vào vùng miền mình sinh sống để trả lời câu hỏi.

Ví dụ:

Em sinh sống thuộc dạng địa hình đồng bằng ven biển. Dạng địa hình này phù hơp với các hoạt động kinh tế biển (đánh bắt hải sản, du lịch…).

Advertisements (Quảng cáo)