Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - KNTT

Địa 6 Bài 14: Thực hành Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 140 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản – Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Dựa vào hình 1, em hãy:

– Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

– So sánh độ cao của các điểm B1, B2, B3, C.

– Cho biết một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo sường D1 – A2 hay sườn D2 – A2.

Hình 1. Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Advertisements (Quảng cáo)

– Các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau 100 mét.

– So sánh độ cao giữa các điểm B1, B2, B3, C:

Advertisements (Quảng cáo)

  B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).

– Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2 vì đường này dài hơn (các đường đồng mức cách xa nhau) chứng tỏ địa hình thoải. Với địa hình thoải thì việc leo núi sẽ dễ hơn.

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản

Căn cứ vào hình 2, em hãy:
– Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.
– Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.

Hình 2. Lát cắt địa hình từ dãy Bạch Mã đến Phan Thiết

– Lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên, núi.

– Đỉnh Ngọc Linh có độ cao trên 2 500 m.

Advertisements (Quảng cáo)