Bài 1: Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật ?
+ Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc tập thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc, góp phần giám sát những công việc chung của tập thể, của xã hội.
+ Kỷ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo sự thống nhất hành động được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
Bài 2: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ?
Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật:
– Dân chủ để mọi người phát huy sự đóng góp của mình vào công việc chung
– kỷ luật là điều kiện đảm bải cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào ?
Ý nghĩa:
Dân chủ và kỷ luật tọa ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động, tạo cơ hội cho mọi người phát triển,, có mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động xã hội.
Bài 4: Em cần thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kỉ luật của tập thể như thế nào ?
Rèn luyện:
+ Mọi người cần tự giác chấp hành tính dân chủ và kỷ luật
+ Phát huy tính dân chủ.
Bài 5,6
Bài 5: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ?
A. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công việc chung.
B. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.
D. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.
E. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Bài 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính dân chủ ?
A. Chỉ cho người được chỉ định trước phát biểu ý kiến.
B. Giám đốc tự quyết định mọi vấn đề trong công ty.
C. Bàn bạc tập thể trước khi quyết định vấn đề chung.
D. Ban chỉ huy Chi đội tự lên danh sách đề cử cho Đại hội Chi đó.
Câu |
Đáp án |
Bài 5 |
A, C, E |
Bài 6 |
C |
Bài 7: Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc tha đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.
Cảu hỏi:
1 / Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai ? Vì sao ?
2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó ? Vì sao?
Advertisements (Quảng cáo)
1/ Việc làm của ông Nam là thiếu tính dân chủ. Cần phải bàn bạc trong tổ dân phố trước khi thay đổi nội quy khu tập thể.
2/ Em sẽ góp ý cho tổ trưởng dân phố là phải xin ý kiến đóng góp chứ không được tự ý ra quyết định.
Bài 8: Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng.
.
1 / Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn lớp trưởng không ? Vì sao ?
2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
3/ Theo em, trong tình huống ấy, cô giáo chủ nhiệm sẽ xử sự như thế nào?
Bạn Lớp trưởng cần phải gương mẫu khi đi học và cần nêu tên mình mới đúng. Các bạn cũng có quyền theo dõi lớp trưởng. Như vậy mới đảm bảo tính dân chủ và kỉ luật
Bài 9: Nhà bà My nằm trên mặt đường một phố lớn ở trung tâm Hà Nội. Mặc dù có quy định cấm để xe bừa bãi trên vỉa hè, nhưng bà My vẫn cho khách vào ăn sáng để xe kín khu vực vỉa hè trước cửa hàng nhà bà.
1/ Em đánh giá như thế nào về việc làm của bà My ?
2/ Nếu gia đình em ở trong hoàn cảnh như bà My, em sẽ xử sự như thế nào ?
Bà My không chấp hành quy định về cấm để xe trên vỉa hè, bà đã vi phạm kỉ luật về RÌữ gìn trật tự vỉa hè đường phố
Bài 10: Em hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình và nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.
Những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết: Tự ý ra quyết định mà không hỏi ý kiến của ai
+ Bác tổ trưởng dân phố, tự ý quyết định mỗi gia đình đóng góp 20.00đ đi thăm các gia đình khó khăn.
+ Bạn lớp trưởng trong lớp không gương mẫu, nhưng mà không cho các bạn khác đóng góp ý kiến vào các hoạt động lớp.
Bài 11: Có ý kiến cho rằng, trong trường học phải thắt chặt kỉ luật với học sinh mà không cần có tinh thần dân chủ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao?
Em hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đó, tỏng nhà trường, ngoài việc thắt chặt tính kỷ luật thì cũng phải có tính dân chủ. Mọi học sinh đều được nói nên nguyện vọng, tâm tư của mình, được phát biểu ý kiến, được tham gia các hoạt động.
Tinh thần dân chủ trong thông tin trên được biểu hiện như thể nào ?
Nhân dịp Tết Quý Tị 2013, TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đẩu xuân với đại diện của hơn 1,7 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ, kiến nghị của các em, từ đó chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng tổng hợp, tiếp thu, kịp thời giải quyết những vấn dề liên quan đang được dư luận hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ. Các cấp lãnh đạo thành phố đã thể hiện tính dân chủ là được nghe tiếng nói của dân, của các em học sinh. Các em có quyền nói những điều các em cảm thấy chưa được trong nhà trường, những điều thầm kín không dám nói với thầy cô, bố mẹ.
Em có suy nghĩ gì về hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức?
Hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức là một hoạt động rất có ý nghĩa. Lâu nay chúng ta quen áp đặt cách nghĩ, cách làm, cách nói của mình đối với trẻ em nên gần như không quan tâm tới những điều trẻ em nói tới những yếu tố tác động đến sự phát triển toàn diện, tự nhiên của trẻ. Từ cuộc hội thảo chúng ta rút ra được nhiều điều đáng để bận tâm. Những ý kiến hết sức xác đáng và niềm mong mỏi của các em đã gợi mở ra nhiều vấn đề tưởng chừng như đã bị lãng quên. Nó đơn giản, hiện hữu hằng ngày, gần ngay trước mắt, thậm chí “trong tầm taỵ” giải quyết của chính quyền địa phương nhưng bấy lâu vẫn chưa được lưu tâm. Cần có nhiều hoạt động thiết thực hơn để trẻ em có thể nói lên tiếng nói của mình.