Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Bài tập Địa lí 9

Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo (tiếp theo) – Địa lí 9: Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ

Bài 39 Địa lí lớp 9: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo (tiếp theo). Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 144 . Nhà nước đã và đang thực hiện những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?.

Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết.

Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta: Titan, cát trắng, dầu mỏ, khí đốt,…


Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ? (trang 140 sgk).

+ Nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:

– Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.

– Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa).

– Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.

– Nhân dân có truyền thống và nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.


Hãy trình bày khái quát tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. (trang 142 sgk)

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tiềm năng dầu khí của nước ta:
– Vùng thềm lục địa có nhiều bể trầm tích chứa dầu, khí (5 bể trầm tích: BTT sông Hồng, BTT Trung Bộ, BTT Cửu Long, BTT Nam Côn Sơn, BTT Thổ Chu – Mã Lai).
– Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khá lớn: vài tỉ tấn dầu, vài trăm tỉ m3 khí thiên nhiên.
+ Sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí:
– Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục dầu khí đã được thành lập.
– Năm 1981, Vietsopetro ra đời, việc thăm dò và khai thác dầu khí được đẩy mạnh.
– Năm 1986, đã khai thác dầu thô ở mỏ Bạch Hổ (bể trầm tích Cửu Long). Sau đó, hàng loạt mỏ dầu và khí thiên nhiên được.
dựa vào khai thác (mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc … mỏ khí: Lan Đỏ, Lan Tây, Ru By …).
– Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên hơn 17 triệu tấn (các năm gần đây), phần lớn dầu thô khai thác được xuất khẩu.
– Từ năm 1995, đã đưa khí dồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào Bà Rịa để chạy nhà máy tua bin khí Bà Rịa. Năm 2008, với dự án khí đốt Nam Côn Sơn, khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ được đưa vào Bà Rịa và Cà Mau để chạy các nhà máy điện và sản xuất phân đạm.


Tìm trên hình 39.2 (SGK

– Một số cảng biền: Cái Lân, Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Đà Nang, Kỳ Hà, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Cam Ranh, Phan Thiết, Vũng Tàu, Rạch Giá.

– Một số tuyến giao thống đường biển: Hải Phòng – Cửa Lò, Cửa Lò – Đà Nang, Đà Nang – Quy Nhơn, Quy Nhơn – Phan Thiết, Phan Thiết – Vũng Tàu, Hải Phòng – Vũng Tàu,…


Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta?

Advertisements (Quảng cáo)

Việc phát triển giao thông vận tải đưuòng biển nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất , nhập khẩu, góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển.


Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta (trang 143 sgk).

+ Sự giảm sút tài nguyên biển – đảo do:
– Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
– Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện …
– Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô …) của vùng biển – đảo.
– Môi trường biển – đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển – đảo do:
– Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
– Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
– Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.


Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn tới những hậu quả gì? (trang 143 sgk)

+ Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta.

+ Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển – đảo).
+ Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.


Bài 1: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển – đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển – đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
– Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển – đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
– Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
– Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển …
– Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch …) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
– Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
– Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển – đảo của nước ta.
– Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.


Bài 2: Nhà nước đã và đang thực hiện những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

+ Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:
– Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu)
– Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác)
– Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ
– Nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển, nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải biển


Bài 3: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo.

– Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

– Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Advertisements (Quảng cáo)