Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Bài tập Địa lí 9

Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư – Địa lí 9: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Bài 3 Địa lí lớp 9: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 14 . Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta..

Quan sát hình 3.1 (SGK

– Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận lợi,…).

– Ở miền núi dân cư thưa thớt, vì ở đây ít có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình dốc, giao thông khó khăn).


Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Đường liên xã, ấp được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng mọc lên.


Quan sát hình 3.1 (SGK

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,…), các nhân tố kinh tế – xã hội.


Dựa vào bảng 3.1 (SGK

– Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.

– Cho biết sự thay đổi ti lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

– Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 – 2003.

– Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.


Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

    – Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 350 nghìn người.

    – Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.

    – Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh).


Bài 1: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:

– Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.

– Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.

– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.

+ Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.


Bài 2: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

+ Quần cư nông thôn

Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

+ Quần cư thành thị

Các đô thị, nhất là các đô thị lớn cùa nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.


Bài 3:  Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Bảng 3.2:Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)

– Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

– Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

 

Advertisements (Quảng cáo)