Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một sớ’từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, mầu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhẩn vật.
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
I. Từ ngữ địa phương.
– Từ địa phương : bắp, bẹ
– Từ ngữ toàn dân: ngô
II. Biệt ngữ xã hội.
a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.
b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.
Tầng lớp thường dùng các từ này là học sinh, sinh viên.
III. Sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
Câu 1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2. Trong văn thơ các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt.
IV. Luyện tập
Câu 1.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
tía, thầy, cậu hùm, cọp mô, rứa tê khau |
cha, bố hổ đâu, thế nào kia gầu (múc nước) |
Câu 2. Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác.
– Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:
Advertisements (Quảng cáo)
+ ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0) : Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.
+ phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!
Câu 3.
– Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
– Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g
4. Tìm hiểu một số từ ngữ địa phương:
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…
(Tố Hữu – Mẹ Suốt )
(chi – gì; rứa – thế, nờ – này; hắn – nó; tui – tôi)