Hoạt động khám phá 1
a) Quan sát nhiệt kế trong Hình a.
– Hãy đọc các số chỉ nhiệt độ (độ C) ở trên mực số 0.
– Hãy cho biết các số chỉ nhiệt độ dưới mực số 0 có mang dấu gì.
b) Quan sát Hình b, em thấy các bậc thang có độ cao mang dấu trừ thì nằm ở trên hay ở dưới mực nước?
c) Hãy cho biết những phép tính nào sau đây không thực hiện được trên tập số tự nhiên.
\(4 + 3\); \(4 – 3\);
\(2 + 5\); \(2 – 5\)..
a)
Các số chỉ nhiệt độ ở trên mực số 0: 10;20;30;40;50
Các số chỉ nhiệt độ dưới mực số 0 có mang dấu trừ.
b)
Các bậc thang có độ cao mang dấu trừ thì nằm ở dưới mực nước.
c)
Phép tính \(2 – 5\) vì \(2 < 5\).
Thực hành 1
Hãy đọc các số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới \(0^\circ C\) sau đây: \( – 4^\circ C, – 10^\circ C, – 23^\circ C\).
Dấu “\( – \)” đọc là “âm”, đọc “âm” rồi đọc số tự nhiên.
\(^\circ C\): độ C
\( – 4^\circ C\): đọc là “âm bốn độ C” hoặc “trừ bốn độ C”
\( – 10^\circ C\): đọc là “âm mười độ C” hoặc “trừ mười độ C”
\( – 23^\circ C\): đọc là “âm hai mươi ba độ C” hoặc “trừ hai mươi ba độ C”.
Hoạt động khám phá 2
Ta đã biết \(\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3;…} \right\}\) là tập hợp số tự nhiên. Còn \(\mathbb{Z} = \left\{ {…; – 3; – 2; – 1;0;1;2;3;…} \right\}\) là tập hợp bao gồm các loại số nào?
Chỉ ra các loại số xuất hiện trong tập hợp \(\mathbb{Z}\).
Các số \( – 1; – 2; – 3;…\) là các số nguyên âm.
Các số 0;1;2;3;… là cá số tự nhiên.
\(\mathbb{Z}\) là tập hợp gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
Thực hành 2
Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy phát biểu lại cho đúng.
a) \( – 4 \in \mathbb{Z}\) b) \(5 \in \mathbb{Z}\) c) \(0 \in \mathbb{Z}\)
d) \( – 8 \in \mathbb{N}\) e) \(6 \in \mathbb{N}\) g) \(0 \in \mathbb{N}\)
Phát biểu a : Đúng, vì \( – 4\) là số nguyên âm nên nó là số nguyên.
Phát biểu b: Đúng, vì 5 là số nguyên dương nên nó là số nguyên.
Phát biểu c: Đúng, vì 0 là số nguyên.
Phát biểu d: Sai, vì \( – 8\) là số nguyên âm, không phải là số tự nhiên.
Phát biểu e: Đúng, vì 6 là số tự nhiên nên nó là số nguyên.
Phát biểu f: Đúng, vì 0 là số tự nhiên.
Thực hành 3 trang 51 Toán 6 Chân trời sáng tạo
Hãy nói độ cao hoặc sâu của các địa danh sau:
Advertisements (Quảng cáo)
Độ cao của đỉnh Phan-xi-păng là 3143 mét.
Độ sâu của đáy vịnh Cam Ranh là 32 mét.
Độ cao của đỉnh Everest là 8848 mét.
Độ sâu của đáy khe Mariana( Ma-ri-a-na) là \( – 10994\) mét.
Độ sâu của đáy sông Sài Gòn là 20 mét.
Vận dụng
a) Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi số thiền lãi, lỗ hàng ngày trong một tuần như sau:
Hãy nêu các số nguyên chỉ số tiền lãi, lỗ mỗi ngày trong tuần.
b) Một nhà giàn DK1 trên vùng biển Đông của Việt Nam có 3 tầng trên mặt nước và 3 phần hệ thống chân đỡ có độ cao như sau:
a)
Số tiền lãi: Số dương.
Số tiền lỗ: Số nguyên âm.
Số tiền hòa vốn: Số 0
b)
Dưới mực nước biển: Số âm
Trên mực nước biển: Số dương.
a)
Ngày |
3/9 |
4/9 |
5/9 |
6/9 |
7/9 |
8/9 |
9/9 |
Số nguyên |
200 |
– 50 |
180 |
90 |
-80 |
0 |
140 |
b)
Bộ phận nhà giàn |
Phần 3 chân đỡ |
Phần 2 chân đỡ |
Phần 1 chân đỡ |
Tầng 1 |
Tầng 2 |
Tầng 3 |
Độ cao |
-15 |
-9 |
-4 |
8 |
18 |
25 |
Hoạt động khám phá 4
Trên trục số, mỗi điểm \( – 6;6\) cách điểm 0 bao nhiêu đơn vị?
Đếm số đoạn giữa 0 và \( – 6\); giữa 0 và 6 rồi so sánh.
Advertisements (Quảng cáo)
Điểm 6 cách 0 sáu đơn vị.
Điểm \( – 6\) cách 0 sáu đơn vị
Thực hành 5
Tìm số đối của mỗi số sau: \(5; – 4; – 10;2020\).
Số đối của một số nguyên dương là số nguyên âm
Số đối của số nguyên âm là số nguyên dương
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 5 là \( – 5\)
Số đối của \( – 4\) là 4
Số đối của \( – 10\) là 10
Số đối của \(2020\) là \( – 2020\).
Giải bài 1 trang 53 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 1
Dùng số nguyên thích hợp để diễn tả các tính huống sau:
a) Thưởng 5 điểm trong một cuộc thi đấu.
b) Bớt 2 điểm vì phạm luật.
c) Tăng 1 bậc lượng do làm việc hiệu quả.
d) Hạ 2 bậc xếp loại do thi đấu kém.
a) 5
b) \( – 2\)
c) 1
d) \( – 2\)
Bài 2 trang 53 Toán 6 tập 1 CTST
Các phát biểu sau đúng hay sai?
a) \(9 \in \mathbb{N}\) b) \( – 6 \in \mathbb{N}\)
c) \( – 3 \in \mathbb{Z}\) d) \(0 \in \mathbb{Z}\)
e) \(5 \in \mathbb{Z}\) g) \(20 \in \mathbb{N}\)
a) Đúng vì 9 là số tự nhiên
b) Sai vì \( – 6\) là số nguyên âm, không phải là số tự nhiên.
c) Đúng vì \( – 3\) là số nguyên âm nên nó là số nguyên.
d) Đúng vì 0 là số nguyên
e) Đúng vì số 5 là số nguyên dương nên nó là số nguyên.
g) Đúng vì 20 là số tự nhiên.
Giải Bài 3 trang 53 SGK Toán 6
Số nguyên nào thích hợp cho các ô trống sau.
– Số bên phải số 0 là số nguyên dương, không mang dấu “\( – \)”.
– Số bên trái số 0 là số nguyên âm, mang dấu “\( – \)”.
– Kiểm tra ô trống cách số 0 bao nhiêu đơn vị để xác định giá trị của số đó.
a) Ô trống nằm bên phải số 0 và cách số 0 một đơn vị nên ô trống là 1
b) Ô trống nằm bên trái số 0 và cách số 0 ba đơn vị nên ô trống là -3
c) Ô trống cách đều số 1 và -1 nên ô trống là số 0
d) Ô trống nằm bên trái số 0 và cách số 0 tám đơn vị nên ô trống là -8
Bài 4 trang 53 Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Vẽ một đoạn của trục số từ \( – 10\) đến \(10\). Biểu diễn trên đó các số nguyên sau đây:
\( + 5; – 4;0; – 7; – 8;2;3;9; – 9\)
Số 0 được biểu diễn bởi điểm 0.
Các số \( – 4; – 7; – 8; – 9\) là các số nguyên âm nằm bên trái điểm 0 và cách điểm 0 lần lượt là \(4;7;8;9\) đơn vị.
Các số +5;2;3;9 là các số nguyên dương nằm bên phải điểm 0 và cách điểm 0 lần lượt là 5; 2; 3; 9 đơn vị.
Bài 5 trang 54 SGK Toán 6 tập 1
Hãy vẽ một trục số rồi vẽ trên đó những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?
– Vẽ đường thẳng nằm ngang có mũi tên bên phải, đánh dấu các điểm cách đều nhau, chọn điểm trên đường thẳng làm điểm 0, từ điểm 0 lấy các điểm cách đều 0 hai đơn vị.
Điểm bên trái số 0 và cách 0 hai đơn vị biểu diễn số -2
Giải Bài 6
Tìm số đối của các số nguyên sau: \( – 5; – 10;4; – 4;0; – 100;2021\)
Số đối của \( – 5\) là 5
Số đối của \( – 10\)là 10
Số đối của 4 là \( – 4\)
Số đối của \( – 4\) là 4
Số đối của 0 là 0
Số đối của \( – 100\) là 100
Số đối của 2021 là \( – 2021\)