Nhân hóa là gì?
Câu 1 + 2:
Phép nhân hóa trong khổ thơ |
Cách diễn đạt không sử dụng nhân hóa | Tác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa |
Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận |
Bầu trời đầy mây đen | Bầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn. |
Muôn nghìn cây mía Múa gươm |
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới | Những cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn. |
Kiến Hành quân Đầy đường |
Kiến bò đầy đường | Sự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị. |
Các kiểu nhân hóa
Câu 1 + 2:
Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng :
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay : dùng từ gọi người để gọi vật.
b. Gậy tre, chông tre, tre : dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.
c. Trâu : trò chuyện, xưng hô như đối với vật.
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập
Câu 1: Phép nhân hóa : Bến cảng – đông vui; tàu mẹ, tàu con; xe anh, xe em- tíu tít; bận rộn. Tác dụng : thể hiện không khí tươi vui, bận rộn của con người qua sự vật.
Câu 2: Đoạn văn của bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.
Câu 3:– Cách 1 nên chọn cho văn bản biểu cảm. Vì nó sử dụng phép nhân hóa tạo sự sinh động, thể hiện tình cảm.
Advertisements (Quảng cáo)
– Cách 2 nên chọn cho văn bản thuyết minh vì mang tính giải thích.
Câu 4:
Tác dụng các kiểu nhân hóa trên :
a. Coi vật như tri kỉ bộc lộ tâm tình con người.
b. Cuộc sống động vật trở nên sinh động, có hồn.
c. Tạo nên sức sống đầy chuyển động của sự vật.
d. Những cây vô tri vô giác trở nên sinh động, sống tình cảm.
Câu 5: Đoạn văn tham khảo :
Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.