Đọc hiểu văn bản
Câu 1 + 2: – Áo nâu và nông thôn: chỉ người nông dân vì màu nâu gắn với màu đất, người nông dân trước kia thường mặc quần áo màu nâu, họ sống ở nông thôn.
– Áo xanh và thị thành: chỉ người công nhân vì màu xanh là đặc trưng của người công nhân, họ thường sống ở nơi thành thị nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
Câu 3: Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm, đồng thời tạo sự hàm súc cho câu.
Các kiểu hoán dụ
Câu 1 + 2: a. Bàn tay ta: một bộ phận của con người dùng để lao động, chỉ sức lao động → Bộ phận – toàn thể.
b. Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, về số lượng ít (một) với nghĩa đơn lẻ thiếu đoàn kết, số lượng nhiều (ba) chỉ sự đoàn kết → Cụ thể – trừu tượng.
c. Đổ máu: biểu thị thời điểm xảy ra chiến tranh → Dấu hiệu – sự vật.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: Một số kiểu quan hệ tạo ra phép hoán dụ :
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập
Câu 1: a. Làng xóm ta (chỉ người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
b. Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
c. Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
d. Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2: – Giống : Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
– Khác :
+ Ẩn dụ : dựa trên sự tương đồng không phải hiển nhiên.
Ví dụ : Người Cha mái tóc bạc.
+ Hoán dụ : dựa trên mối quan hệ gần gũi.
Ví dụ : Những cây bút tài năng → Ý nói các nhà văn tài năng.