Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc, lại tạo ra tình huống phát triển cốt truyện đơn giản đến phức tạp, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ hơn người của nhân vật.
Câu 2: Sự thông minh được thử thách qua bốn lần:
– Lần 1: viên quan hỏi về đường cày của trâu.
– Lần 2: đố nuôi trâu được đẻ con.
– Lần 3: thịt một con chim sẻ thành ba cỗ bàn thức ăn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Lần 4: đố xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc dài.
Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng người đố tăng dần, người giải đố cũng rộng hơn, và mức khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
Câu 3: Sự lí thú ở những cách giải đố: dùng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.
Advertisements (Quảng cáo)
– Lần 1: đố lại viên qua.
– Lần 2: dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.
– Lần 3: đố lại nhà vua.
– Lần 4: dùng kinh nghiệm dân gian.
Câu 4: Ý nghĩa truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); truyện tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.
Luyện tập
Câu 2: Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.
Câu chuyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: thần đồng Quốc Chấn, trạng Quỳnh,…