Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn 6 - KNTT chi tiết

Thực hành Tiếng Việt trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Hướng dẫn làm bài Thực hành Tiếng Việt trang 29 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết. Bài 1: Tôi và các bạn

Nghĩa của từ

Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có”. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó.

Từ có yếu tố hóa được hiểu theo nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có”:

– Hóa học: khoa học nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và sự chuyển hoá của các chất.

– Hóa thân: biến thành một người hoặc vật cụ thể khác nào đó

Câu 2. Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Đặt câu:

– Cuộc sống sẽ rất đơn điệu nếu ta không có bạn bè.

– Làm việc gì cũng cần đặt tính kiên nhẫn lên đầu.

Advertisements (Quảng cáo)

– Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ.

Biện pháp tu từ

Câu 3. Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

Tác giả so sánh: tiếng bước chân khác, của mọi loài khác, mọi con người khác với tiếng bước chân của Hoàng tử bé. Tiếng bước chân của Hoàng tử bé là tiếng nhạc, sẽ đưa con cáo ra khỏi hang. Điều đó nói lên triết lý giản dị của tình bạn, tình bạn sẽ thấy thật rõ ràng bằng trái tim của mình, cái chủ yếu mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “cảm hóa nghĩa là gì”, “cảm hóa mình đi”. Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.

– Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “cảm hóa nghĩa là gì”, “cảm hóa mình đi”. Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là:

+ Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói – “cảm hóa” nghĩa là gì.

+ Không mình đi tìm bạn bè. “Cảm hóa” nghĩa là gì.

+ Bạn làm ơn “cảm hóa” mình đi

+ Nếu muốn có một người bạn, hãy “cảm hóa” mình đi

– Tác giả nhấn mạnh động từ “cảm hóa” rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như làm cho thế giới xung quanh tốt đẹp hơn.

Từ ghép và từ láy

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn co sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

     Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn.

Chú thích:

Từ in đậm: từ láy.

Từ ghép: mát lành, con cáo

Advertisements (Quảng cáo)