Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn 6 - Cánh diều chi tiết

Soạn Văn 6 Cánh diều: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Soạn bài Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 80, 81, 82 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều .  Bài 4: Văn bản nghị luận

Phần I. CHUẨN BỊ

– Xem lại phần Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

– Đọc trước văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.

– Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này.

a. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước:

– Văn bản viết về Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

– Người viết định thuyết phục vấn đề chính là Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

– Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng:

+ Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

+ Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương cùa nhân dân

+ Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

+  Hình tượng bất tử của Gióng

b. Tác giả Bùi Mạnh Nhị:

– Bùi Mạnh Nhị là cựu học sinh của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định.

– Ông là một người con của huyện Vụ Bản, là học sinh của trường khóa 1970-1973, khóa học đã trải qua thời kì chiến tranh dữ dội nhất ở miền Bắc.

– Trưởng thành từ những năm tháng gian khổ mà hào hùng ấy, tên tuổi người học trò năm nào đã làm rạng rỡ thêm cho ngôi trường trăm tuổi.

– PGS.TS Bùi Mạnh Nhị là tác giả của hàng chục đầu sách đã xuất bản, là người thầy dạy văn trồng người của biết bao thế hệ.

Phần II. ĐỌC HIỂU

Câu hỏi giữa bài

1. Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

Advertisements (Quảng cáo)

Ở phần 1, tác giả khẳng định Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước. Thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này.

2. Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Việc ra đời kì lạ của gióng có ý nghĩa: báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời.

3. Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận định, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân.

4. Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc.

5. Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc gióng nhổ tre đánh giặc?

Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: “Gióng đánh giặc bằng cỏ cây đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.”

Advertisements (Quảng cáo)

6. Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

– Ở phần 5 tác giả nêu lên các nội dung:

+ Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời

+ Những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng

7. Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”.

– Bất tử hóa: sống mãi với thời gian.

– Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông.

8. Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:

– Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, đấy chân ngựa thành những ao hồ chi chít

– Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.

CÂU HỎI CUỐI BÀI TRANG 82 SGK VĂN 6 CÁNH DIỀU

Câu 1. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

– Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề: “Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.”

– Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài.

– Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thánh Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.

Câu 2. Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ; (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ; (4) Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; (5) Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

Chủ yếu các phần trên, tác giả không kể lại sự kiện mà chỉ liệt kê nhằm làm nổi bật luận điển: “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước”.

Câu 3. Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

– Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học vì văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề: ” Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.

– Các luận điểm, luận cứ:

+ Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tôn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ.

+ Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương của nhân dân.

+ Gióng đánh trận bảo vệ đất nước.

+ Hình tượng bất tử của Gióng.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là một sức mạnh “có một không hai”, không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.

Advertisements (Quảng cáo)