Câu hỏi mở đầu
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)
Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên.
Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì
a. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?
b. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
a. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) là lịch sử, bởi vì:
+ là sự kiện đã diễn ra trong quá khứ.
+ sự kiện diễn ra này có thời gian, người lãnh đạo, địa điểm và diễn biến rõ ràng
+ có ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
b. – Lịch sử và môn Lịch sử:
+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
+ Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
2. Vì sao cần học lịch sử trang 7 SGK Sử 6 Cánh diều
Câu 1. Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào. Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?
– Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, ta thấy kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt.
+ Về sản xuất, canh tác: Từ thời Pháp thuộc, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính thì ngày nay, con người đã biết vận dụng máy móc vào sản xuất.
+Về giao thông: Trong giai đoạn Pháp thuộc, con người đi bộ hoặc sử dụng tàu lửa để đi lại thì bước vào giai đoạn đổi mới, hệ thống giao thông phát triển, cầu đường được xây dựng mới, phương tiện đi lại đa dạng bao gồm xe máy, ô tô…
=> Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó bởi vì có như vậy chúng ta mới biết về các giai đoạn phát triển của các sự kiện hiện vật trong từng thời kì lịch sử. Từ đó, thúc đẩy con người ngày càng khám phá, tìm tòi, cải tiến và sáng tạo để ngày càng phát triển hiện đại và văn minh hơn.
Câu 2. Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
Advertisements (Quảng cáo)
Sự kiện ngày 02-09-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện này được coi là bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam vì:
+ phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm.
+ lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Câu 3. Vì sao cần phải học môn lịch sử?
– Cần phải học lịch sử là vì:
+ Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
1. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
2. Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?
3. Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?
1. Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần phải dự vào những hoạt động của con người mà ngày nay vẫn được lưu trữ như truyền miệng, hiện vật, chữ viết…
Advertisements (Quảng cáo)
2. Phân biệt các loại tư liệu lịch sử:
– Hình 1.8: Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
– Hình 1.9: Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
– Hình 1.10 và 1.11: Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.
Trong các tư liệu trên, thì hình 1.9; 1.10 và 1.11 là tư liệu gốc.
3. Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử là:
Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu khai thác đúng cách, các tư liệu truyền miệng có thể giúp chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử có giá trị. Ví dụ: khai thác truyền thuyết “Bánh chưng – bánh dày” có thể biết được một phần đời sống vật chất – tinh thần của cư dân Việt cổ…
– Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…). Tư liệu hiện vật có thể giúp bổ sung hoặc kiểm chứng tính đúng đắn của các tư liệu chữ viết.
– Tư liệu chữ viết: gồm các văn bản ghi chép, sách, báo, nhật kí…. Tư liệu chữ viết giúp cung cấp nguồn sử liệu quý về các sự kiện lịch sử, nhất là là về đời sống chính trị, văn hóa.
– Tư liệu gốc: là loại tư liệu chứa đựng những thông tin ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu chữ viết, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình. => Đây là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất, xác thực nhất trong các loại tư liệu.
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 9 SGK Lịch Sử 6 Cánh Diều
Câu 1. Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
– Lịch sử và môn Lịch sử:
+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
+ Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
– Chúng ta muốn biết và xây dựng lại lịch sử bắt buộc phải dựa vào các tư liệu đó. Mỗi tư liệu sẽ bổ sung cho một khía cạnh của sự kiện lịch sử giống như các mảnh ghép sẽ góp phần tạo nên sự hoàn thiện của một bức tranh lịch sử.
Câu 2: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?
Học lịch sử có ý nghĩa:
Giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
Câu 3: Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết:
– Đây là loại sử liệu gì?
– 3 thông tin mà em tìm hiểu được
– Đây là hình ảnh tư liệu hiện vật.
– Tư liệu trên cung cấp ba thông tin:
+ Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
+ Ngày 22 tháng 8 năm 1956 quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Uy phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng thăm quần đảo dưới sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam.
+ Năm 2014, bia này được công nhận là di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
“Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”.
(Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)
Những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
+ Biết về tổ tiên, nguồn cội
+ Biết được lịch sử vẻ vang dân tộc
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc…