Trang Chủ Vở bài tập lớp 4 VBT Tiếng Việt lớp 4

Luyện từ và câu – Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi trang 110 Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao

Luyện từ và câu – Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi: SBT Tiếng Việt lớp 4 -Trang 110. Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con; So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao…

LUYỆN TỪ VÀ CÂU – GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I: Nhận xét

1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi..

– Câu hỏi: …………

– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: ………

2: Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp

a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em: ………..

b)  Với bạn em: ………..

3: Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?

II: Luyện tập

1: Cách hỏi và đáp trong môi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?

a) Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn … Thầy hỏi:

– Con tên là gì ?

Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

– Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?

– Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

b) Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

– Thằng nhóc tên gì?

– l-u-ra.

– Mày là đội viên hà ?

Advertisements (Quảng cáo)

– Phải.

– Sao mày không đeo khăn quàng ?

– Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Đoạn a

– Quan hệ giữa hai nhân vật là: ……….

– Tính cách mỗi nhân vật:

+ Thầy Rơ-nê: ………

+ Lu-i Pa-xtơ: ………

Đoạn b

– Quan hệ giữa hai nhân vật là: ………

– Tính cách mỗi nhân vật:

+ Tên sĩ quan phát xít: ………

+ Cậu bé: ………

2: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

Advertisements (Quảng cáo)

– Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? – Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

– Chắc là cụ bị ốm ?

– Hay cụ đánh mất cái gì ?

– Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

–   Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

=> Câu hỏi này thế nào ?………………

Những câu hỏi khác :

–  Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

–  Thưa cụ, chác là cụ bị ốm ạ ?

–   Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

=> Ba câu hỏi này thế nào ? ……………

2. Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì ?

……….

TRẢ LỜI:

I: Nhận xét

1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?

– Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngụa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi …

– Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?

2: Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp

a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

– Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ ?

– Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cồ thường làm gì ạ ?

b) Với bạn em

–   Bạn có thích đọc truyện tranh không ?

–   Bạn có thích xem phim hoạt hình không ?

3: Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?

Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

II – Luyện tập

1.

Đoạn a

– Quan hệ giữa hai nhân vật là : quan hệ thầy trò

– Tính cách mỗi nhân vật:

+ Thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến và nhẹ nhàng …

Chứng tỏ thầy rất thương yêu học trò.

+ Lu-i Pa-xtơ lễ phép, ngoan ngoãn, chứng tỏ là một đứa con ngoan.

Đoạn b

– Quan hệ giữa hai nhân vật là : tên cướp nước và em bé yêu nước

– Tính cách mỗi nhân vật:

+ Tên sĩ quan phát xít hống hách, xấc xược

+ Cậu bé cứng cỏi, dũng cảm: Câu trả lời trống không của cậu chứng tỏ cậu rất căm ghét tên phát-xít, tên giặc cướp nước.

2.

Câu các bạn hỏi cụ già :

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chỉ sẵn lòng giúp đỡ.

Nếu hỏi cụ già bằng một trong 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau :

– Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

– Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

– Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Advertisements (Quảng cáo)