Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Soạn văn 12 - Ngắn gọn

Soạn bài Sóng môn Ngữ văn lớp 12 trang 154 ngắn gọn: Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ?

Soạn bài Sóng trang 154 môn Ngữ văn lớp 12 (ngắn gọn) – Xuân Quỳnh. Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ….

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà họp giữa sóng em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cám cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Câu 1: * Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.

– Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước… Âm hưởng của những con sóng lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu, lúc lặng chìm đáy nước biển khơ,…

* Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:

– Thể thơ năm chữ

– Những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp

– Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần

– Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển

– Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

– “sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

– Nghĩa biểu tượng của “sóng”:

+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.

+ Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.

 ● Sóng được diễn tả trong những trạng thái trái ngược: Dữ dội/dịu êm – Ồn ào/lặng lẽ.

 ● Sóng hiện lên thật mạnh mẽ qua biện pháp ẩn dụ – nhân hóa: “sông không hiểu”, “sóng tìm ra”

Advertisements (Quảng cáo)

 ● Nỗi nhớ mãnh liệt của sóng: “ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”

=> Sóng như có linh hồn, tính cách, tâm trạng

+ Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

Câu 3: * Hai hình tượng là “sóng và em”: song hành, tuy hai mà một, khi hoà nhập, khi tách rời diễn tả sâu sắc,sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.

Chúng có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một.

– Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của “sóng” khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích của “em”

– Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu trong mọi chuyện khó nắm bắt của tình yêu.

– Sóng trường tồn cùng thời gian (ngày xưa – ngày sau) ; không bao giờ ngưng nghỉ, cũng như tình yêu con người, đã từ ngàn xưa và còn mãi với con người, nhất là người trẻ tuổi.

– Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu.

Advertisements (Quảng cáo)

=> hình tượng sóng đã như cho ta thấy được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu, nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc.

* Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc

* Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:

Sóng nhớ bờ- ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi vô thức (mơ)=>sự tương đồng trong nỗi nhớ: sâu đậm, chiếm cả tầng sâu, bề rộng (lòng sâu, mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày- đêm, mơ- thức), choáng ngợp cả lòng người.

– Sự khẳng định: con sóng nào chẳng tới bờ, dù muôn vời cách trở → khao khát gắn bó thủy chung, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cách trở.

Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu, tình yêu thật đằm thắm, thật dịu dàng, thật hồn hậu dễ thương, thật chung thủy. Người phụ nữ đã táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Luyện tập.

Một số bài thơ viết về tình yêu có sự so sánh với sóng và biển:

+ Biển (Xuân Diệu):

“Bờ đẹp đẽ cát vàng

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi…”

+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa):

…Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên.

Advertisements (Quảng cáo)