Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Soạn văn 12 - Ngắn gọn

Soạn bài Đất nước trang 117 Ngữ văn 12 siêu ngắn: Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần

Soạn bài Đất nước môn Ngữ văn lớp 12 trang 117 (ngắn gọn) – Nguyễn Khoa Điềm. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần. Bố cục đoạn thơ gồm 2 phần: Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời ….

Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mé của tác giá về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện : lịch sử, địa lí, văn hoá,…

Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tướng “Đất Nước cúa Nhân dân” bằng hình thức biếu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trử tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.

Các chất liệu cúa văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Câu 1: Bố cục đoạn thơ gồm 2 phần:

– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày.

– Còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.

Câu 2: Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:

– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai).

=> Đất nước vẹn tròn, thống nhất; đất nước nuôi dưỡng đời sống, tinh thần- tình cảm người Việt Nam. Thể hiện lòng tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc.

– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc. Đất nước là sự kế tụng không ngừng của các thế hệ người Việt Nam. Lời thơ nhắc tới quá khứ, hiện tại và tương lai (đã khuất, bây giờ, mai sau):

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ…

… Dặn dò con cháu chuyện mai sau

=>Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người. Đây là một sự nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

* Không gian địa lí

– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông trang, Bà Đen, Bà Điểm,…

– Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc. Lần theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước.

=> Chính những con người này đã làm ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu học.

* Thời gian lịch sử

Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:

Advertisements (Quảng cáo)

– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất.

– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình.

* Bản chất của nhân dân

– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc.

=> Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tính cách và tâm hồn mình

Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh.

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người “Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm” mà ông khẳng định đất nướcđó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

=> Nhà thơ và tuổi trẻ thế hệ nhà thơ nhận thức được nhân dân làm nên lịch sử, làm ra văn hóa là sáng tạo Đất nước.

Câu 4: Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:

+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ; có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

– Tác giả tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức của thơ tự do.

=> Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca daohay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp dân ca Bình- Trị – Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn.

– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Advertisements (Quảng cáo)