Bài 32 – Hợp chất của Sắt Hóa 12: Bài tập 1,2,3, 4,5 trang 145. Bài học này các em sẽ biết tính chất vật lý, hóa học của 1 số hợp chất sắt (II), sắt(III). Biết ứng dụng và phương pháp điều chế. Biết được tính khử, oxi hóa, viết các PTHH.
Bài 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau :
(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
(5) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
(6) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.
Bài 2. Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là :
A. 8,19 lít. B. 7,33 lít.
C. 4,48 lít. D. 6,23 lít.
Advertisements (Quảng cáo)
Giải: Ta có : Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
nH2 = nFeSO4.7H2O = 55,6 / 278 = 0,2(mol).
Theo phương trình hóa học trên ta có nFe = nH2 = 0,2 (mol).
Vậy thể tích khí H2: VH2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 (lít).
Bài 3 trang 145. Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là :
A. 1,9990 gam. B. 1,9999 gam.
C. 0,3999 gam. D. 2,1000 gam.
Advertisements (Quảng cáo)
Hướng dẫn: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu ⇒ khối lượng tăng : 64 – 56 = 8 (gam).
x gam Fe khối lượng tăng : 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).
⇒ x = 1,9999.
Bài tập 4 SGK trang 145: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là.
A.231 gam. B.232 gam.
C.233 gam. D. 234 gam.
Hướng dẫn: Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.
Bài 5. Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là :
A. 15 gam. B. 20 gam.
C. 25 gam. D. 30 gam.
Giải bài 5: Ta có nFe2O3 = 16 / 160 = 0,1(mol).
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
nCO2 = 0,3 mol.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCaCO3 = 0,3 mol.
Vậy mCaCO3= 100 x 0,3 = 30 (gam)