Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào tới nền kinh tế của nước ta?
Nhân dân Việt Nam phải đóng góp nhiều thứ thuế, mua công trái…Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và 14 triệu phrăng tiền quyên góp; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Những mỏ đang khai thác nay được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện như các công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916)…
Chiến tranh làm cho hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm hẳn xuống, từ 107 triệu phrăng năm 1913 xuống còn 33 triệu phrăng năm 1918. Để giải quyết khó khăn trên, tư bản Pháp phải nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển. Các xí nghiệp của người Việt có từ trước chiến tranh đều được mở rộng thêm phạm vi và quy mô sản xuất, đông thời xuất hiện thêm nhiều xí nghiệp mới.
Nguyễn Hữu Thu-vốn chỉ là chủ một hãng xe kéo nhỏ ở Hải Phòng, trong chiến tranh đã có gần 10 tàu chở khách chạy ở Bắc Kì, Trung Kì và chạy đường Hải Phòng-Hương Cảng, trọng tải tổng cộng hơn 1 000 tấn. Công ti Bạch Thái Bưởi (Hải Phòng ) từ 3 tàu chở khách, lên đến 25 tàu với trọng tải 4 042 tấn. Phạm Văn Phi (Vinh) trong những năm chiến tranh lập ra công ti xe hơi, tới năm 1918 đã có xe chạy khắp Bắc Kì, Trung Kì. Ở các ngành khác, cũng xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt như: xưởng thủy tinh Chương Mĩ ở Hà Đông; công ti xà phòng Quảng Hưng Long ở Hà Nội; các nhà máy xay ở Mĩ Tho, Rạch Giá, Gò Công; nhà máy rượu ở Bạc Liêu; nhà in Lê Văn Phúc ở Hà Nội…Ngoài ra, nhiều xưởng thủ công được dịp ra đời, kinh doanh hầu hết các ngành thủ công dân dụng như da giày, chiếu cói, đồ khảm.
Nông nghiệp từ chế độc canh cấy lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu , lạc….Ở các tỉnh trung du Bắc Kì có tới 251 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng đậu tây. Trong 4 năm chiến tranh, nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 1915, các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình,… bị hạn, đến mức mùa màng gần như mất trắng. Giữa năm này, đê vỡ ở hầu hết các sông lớn thuộc Bắc Kì, làm ngập tới 22 000 ha.
Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam?
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam.
Trước hết là nạn bắt lính mà đối tượng chính là nông dân: gần 10 vạn thanh niên đã bị đưa sang chiến trường châu Âu làm lính chiến hay lính thợ.
“…Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị “chúa tỉnh”-mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh”-ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền ông, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay sở…Thoạt tiên chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ…Sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu Những ai cứng cổ thì chúng tùm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Tình hình đó làm cho sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng gia tăng trong chiến tranh, sưu thuế ngày càng nặng; thiên tai, lụt bão, hạn hán liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng. Riêng công nhân mỏ từ 12 000 người năm 1913 lên tới 17 000 người năm 1916. Công nhân cao su tăng lên gấp 5 lần. Ngoài ra, các ngành công thương nghiệp khác của tư bản Pháp cũng thu nhận công nhân đông hơn. Công nhân trong các xí nghiệp, công ti của tư sản Việt Nam cũng tăng lên. Trước chiến tranh, các cơ sở kinh doanh của Bạch Thái Bưởi mới có vài trăm công nhân, trong chiến tranh đã lên tới trên 1 000 người.
Tư sản Việt Nam trong một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Bạch Thái Bưởi là một trường hợp tiêu biểu.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Nhưng cho tới cuối chiến tranh, hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa thực sự hình thành. Giành được vai trò nhất định trong kinh tế, tư sản Việt Nam cũng muốn có địa vị chính trị nhất định. Họ lập cơ quan ngôn luận riêng như các báo Diễn đàn bản xứ, Đại Việt….nhằm bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước. Song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.
Trong thời gian chiến đấu, Việt Nam Quang phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?
Sau những hoạt động không thành công trong năm 1913, Việt Nam Quang phục hội gần như nằm im. Khi chiến tranh bùng nổ, do tình hình thay đổi, Hội đã tổ chức nhiều cuộc bạo động.
Tháng 9-1914, hội viên Đỗ Chân Thiết đứng ra lập chi hội ở Vân Nam với phần đông là công nhân, viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hải Phòng-Vân Nam. Họ sản xuất bom ở Hà Nội và dự định vận động binh lính đánh úp Hà Nội. Việc bị bại lộ, Đỗ Chân Thiết cùng hơn 50 người bị bắt.
Trong suốt 2 năm đầu cuộc chiến, Hội đã tiến hành một số cuộc bạo động như tấn công vào các đồn binh của Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái… Ở Trung Kì, hoạt động đáng kể của Hội là tổ chức phá ngục Lao Bảo (Quảng Trị) ngày 28-9-1915. Tại đây, một số hội viên đã vận động tù nhân cướp súng, phá nhà lao rồi rút vào rừng chiến đấu. Nhưng do bị giam cầm lâu ngày nên sức khỏe suy kiệt , lại bị cô lập, cuối cùng nghĩa quân đã thất bại.
Trong những năm đầu chiến tranh, Việt Nam Quang phục hội đã vận động được nhiều tầng lóp tham gia một số cuộc bạo động. Nhưng các hoạt động đó đều lần lượt thất bại. Cuối cùng, Việt Nam Quang phục hội tan rã sau đợt khủng bố lớn của thực dân Pháp và tay sai năm 1916.
Advertisements (Quảng cáo)
Việc Duy Tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?
Khẳng định việc tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân là mong muốn chính đáng của sĩ phu yêu nước Trung kỳ và xuất phát từ ý thức yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, muốn giải phóng dân tộc ra khỏi đêm dài nô lệ của vua Duy Tân.
Việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?
Đó là do cuộc khởi nghĩa, trong chừng mực nhất định, đã đáp ứng được nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng lao động.
Thể hiện lòng tin vững chắc vào hành động chính nghĩa và biết gắn hành động vào cuộc vận động cách mạng có xu hướng chính trị tương đối tiến bộ của Việt Nam Quang phục hội.
Gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận ở Pháp và Đông Dương những năm 1917-1918
Cổ vũ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn bị thất bại đã thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở nước ta lúc đó.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của đồng bào các dân tộc thiểu số?
Tại Tây Bắc, vào đầu tháng 11-1914 đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của người Thái. Nghĩa quân đánh chiếm nhiều đồn giặc dọc biên giới Việt –Lào và đến cuối năm 1915 đã làm chủ cả vùng Tây Bắc. Quân Pháp phải huy động 3 000 quân đối phó. Mãi đến tháng 3-1916, vùng Tây Bắc mới tạm yên.
Năm 1918, đồng bào Mông vùng Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Giàng Tả Chay, Trong quá trình phát triển, cuộc khởi nghĩa đã thu hút hầu hết quân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Nghĩa quân hoạt động trên một địa bàn rộng 4 vạn km 2. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra, có trận số quân địch bị thương và bị chết lên tới hàng trăm tên. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 4 năm, buộc chính quyền thực dân phải nới rộng ách kìm kẹp, áp bức đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.
Advertisements (Quảng cáo)
Ở vùng Đông Bắc, binh lính dồn Bình Liêu nổi dậy (11-1918), lôi cuốn đông đảo đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao ở địa phương tham gia, hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ sông Tiên Yên ra đến biển; uy hiếp cả vùng mỏ Quảng Yên, lan sang các hải đảo từ Móng Cái đến Hải Phòng. Đến giữa năm 1919, giặc Pháp mới dẹp yên được cuộc khởi nghĩa này.
Cũng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N’trang Long chỉ huy. Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, buộc thực dân Pháp phải bỏ cả một vùng cao nguyên rộng lớn. Từ năm 1916, thực dân Pháp tổ chức bao vậy chặt vùng nghĩa quân kiểm soát, triệt đường tiếp tế muối. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến nhiều năm sau chiến tranh, tới năm 1935 mới chấm dứt.
Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa gì?
Cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mnông do N’trang Long chỉ huy. Nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, buộc thực dân Pháp phải bỏ cả một vùng cao nguyên rộng lớn. Từ năm 1916, thực dân Pháp tổ chức bao vậy chặt vùng nghĩa quân kiểm soát, triệt đường tiếp tế muối. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn kéo dài đến nhiều năm sau chiến tranh, tới năm 1935 mới chấm dứt.
Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động?
Phong trào Hội kín ở Nam Kì thực chất là phong trào đấu tranh của nông dân-những người bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại.
Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào chống Pháp ở Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại
Lí do:
– Chưa có đường lối đúng đắn, có thể nói phong trào cách mạng Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm 1 con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
– Người không tán thành với quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đó là dựa vào Nhật và Pháp để giải phóng dân tộc. ( Vì PBC thì muốn dựa vào quân sự của Nhật, nhưng cuối cùng lại không được sự giúp đỡ của Nhật, còn Phan Châu Trinh thì muốn dựa vào Pháp để “Khai dân trí, chấn chân khí, hậu dân sinh” làm cho nước nhà ta phát triển sau đó rồi hất cẳng Pháp)
– Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin
– Bác muốn sang nước ngoài để học hỏi và để tìm hiểu thật rõ kẻ thù của mình để về nước giúp dân tộc. Bởi Bác quan niệm muốn chiến thắng được kẻ thù thì phải hiểu thật rõ về kẻ thù của mình.
– Bác có 1 tấm lòng nồng nàn yêu nước, yêu nước, thương dân.
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 nhằm mục đích gì?
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Về kinh tế:
-Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
– Nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
– Trong công thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
* Về xã hội:
– Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
– Giai cấp công nhân tăng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
– Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
– Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
Điểm lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.
Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.
Phong trào |
Thời gian |
Lãnh đạo |
Địa bàn |
Hình thức |
Kết quả |
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội |
1914- 1916 |
|
Bắc Kì, Trung Kì |
Bạo động |
Thất bại |
2. Cuộc vân động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân |
1916 |
Thái Phiên, Trần Cao Vân, vua Duy Tăn |
Trung Kì |
Vận động khởi nghĩa |
Thất bại |
3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên |
1917 |
Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến |
Thái Nguyên |
Khởi nghĩa vũ trang |
Thất bại |
4. Khởi nghĩa của các tộc người thiểu số |
1914- 1935 |
|
Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên |
Khởi nghĩa vũ trang |
Đến năm 1935 mới bị dẹp yên |
5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì |
1913-1916 |
Phan Xích Long |
Nam Kì |
Khởi nghĩa vũ trang |
Thất bại |
6. Phong trào công nhân |
1916-1918 |
|
Bắc Kì |
Khởi nghĩa vũ trang, đình công |
Giới chủ phái nhượng bộ một số quyền lợi cho công nhân |
Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
– Phong trào cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức, theo các khuynh hướng: phong kiến và dân chủ tư sản tuy nhiên các phong trào đều diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và không giành được thắng lợi. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc về đường lối.
– Phong trào cách mạng Việt Nam chưa tìm ra được một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp đưa cách mạng đến thành công. Điều đó phản ánh cách mạng Việt Nam đang bế tắc về giai cấp lãnh đạo.