Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Địa lí 11

Bài 5. Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – Địa lí 11: Quan sát hình 5.7 hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào ?

Bài 5 Địa lí lớp 11: Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. Giải bài 1, bài 2, bài tập lí thuyết trang 33. Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia ? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì ?.

Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Alat Địa lí thế giới) vị trí các quốc gia của khu vực Tây Nam Á

Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-le-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.


Quan sát hình 5.7 hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào ? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì ?

– Các quốc gia thuộc Trung Á: Ca-dăk-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuôc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông cổ.

– Tuy diện tích nhỏ, nhưng Trung Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba của các châu lục, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.


Dựa vào hình 5.8 hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.

Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực là:

– Đông Á: – 11105,7 nghìn thùng/ngày.

– Đông Nam Á: – 1165,3 nghìn thùng/ngày.

– Trung Á: 669,8 nghìn thùng/ngày.

– Tây Nam Á: 15239,4 nghìn thùng/ngày.

Advertisements (Quảng cáo)

– Đông Âu: 3839,3 nghìn thùng/ngày.

– Tây Âu: – 68660,8 nghìn thùng/ngày.

– Bắc Mĩ: – 14240,4 nghìn thùng/ngày.


Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á.

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Đông Âu dư thừa dầu thô, có khả năng xuất khẩu hoặc lọc thành dầu tinh để xuất khẩu. Các khu vực khác thiếu hụt, phải nhập dầu thô để lọc hoặc nhập dầu tinh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.


Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường.

Đe doạ trực tiếp đời sống nhân dân
Môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái
Kinh tế quốc gia giảm sút
Mất ổn định chính trị quốc gia, khu vực và thế giới


Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu ? Vì sao ?

Advertisements (Quảng cáo)

Các vấn đề :
– Mâu thuẫn quyền lợi đất đai, dầu mỏ, nguồn nước
– Đình kiến dân tộc, tôn giáo, văn hóa
– Sự can hiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài
Cần giải quyết ngay vấn đề đói nghèo và chính trị vì để cho người dân sống được ổn định, có nơi được an cư lập nghiệp


Bài 1: Tìm trong bảng sau, các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa li, lãnh thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Atlat Địa lí thế giới)

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC QUỐC GIA Ở KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á – NĂM 2005

–      Khu vực Tây Nam Á

+ Dân số: lớn nhất là Thổ Nhĩ Kì (72,9 triệu người), còn nhỏ nhất là Ba-ranh (0,7 triệu người)

+ Diện tích: lớn nhất là A-rập Xê-út (2149690 km2), còn nhỏ nhất là Ba-ranh (689 km2)

–      Khu vực Trung Á:

+ Dân số: lớn nhất là U-dơ-bê-ki-xtan (26,4 triệu người) còn nhỏ nhất là Mông Cổ (2,6 triệu người)

+ Diện tích lớn nhất là Ca-dắc-xtan (2717301 km2), còn nhỏ nhất là Tát-gi-ki-xtan (143100 km2)


Bài 2: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia ? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì ?

Ảnh hưởng:

– Về kinh tế:

+ Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế vì chi phí cao cho các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước A-rập trong đó có Pa-le-xtin.

+ Nền kinh tế của Pa-le-xtin kém phát triển, liên tục bị khủng hoảng 60% dân số sống nghèo khó, Liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp

– Về xã hội:

+ Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng…

+ Tình trạng bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.

* Để cùng phát triển hai nước cần phải:

– Công nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau.

– Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ

– Bình đẳng trong phát triển kinh tế – xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)