BÀI TẬP 1. Dưới đây là các mốc thời gian liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của c. Mác và Ph. Ăngghen, hãy điền nội dung phù hợp với các mốc thời gian đó.
1. Năm 1818,…………………………………………………
2. Năm 1820,…………………………………………………
3. Năm 1841,…………………………………………………
4. Năm 1842,…………………………………………………
5. Năm 1844,…………………………………………………
6. Năm 1847,…………………………………………………
7. Năm 1848,…………………………………………………
1. Năm 1818, Mác sinh tại Tơ-ri-ơ ở Đức
2. Năm 1820, Ăng ghen sinh ở thành phố Bác-men (Đức).
3. Năm 1841, Mác đỗ tiến sĩ với luận án xuất sắc về đề tài triết học cổ Hi Lạp
4. Năm 1842, Mác làm tổng biên tập báo Sông Ranh. Ăng ghen làm thư ký hãng buôn và viết cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, phê phán bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.
5. Năm 1844, Ăng ghen sang Pari và gặp Mác
Advertisements (Quảng cáo)
6. Năm 1847, đại hội “Đồng minh những người chính nghĩa”, theo đề nghị của Ăng-ghen , đổi tên thành tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”
7. Năm 1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Ang-ghen soạn thảo.
BÀI TẬP 2. Hãy đánh dấu X vào cột dọc sao cho phù hợp với nội dung lịch sử về Mác va Ăngghen.
Nội dung lịch sử |
Mác |
Ăngghen |
Là người gốc Do Thái |
X |
|
Được sinh ra tại Bácmen (Đức) |
|
X |
Được sinh ra tại thành phố Tơrio (Đức) |
X |
|
Tác giả cuốn Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh |
|
X |
Tổng biên tập báo Sông Ranh |
X |
|
Từng làm thư kí cho một hãng buôn ở Anh |
|
X |
Đả bảo vê luân án Tiẽn sĩ Triết hoc |
X |
|
Tham gia xuất bản tạp chí Biên niên Pháp – Đức |
X |
|
Nguời đế nghị đổi tên Đổng minh nhũng nguôi chính nghĩa thành Đồng minh những người cộng sản |
|
X |
Chuyển sang sống ở Pari (Pháp) năm 1843 |
X |
|
Mất năm 1883 |
X |
|
Mất năm 1895 |
|
X |
BÀI TẬP 3. Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô □ trước câu sai trong các câu sau đây.
□ C.Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi.
□ Ảngghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842.
□ Biên niên Pháp – Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác.
□ Mác và Ảngghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp.
□ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại.
Advertisements (Quảng cáo)
□ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là “… lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ…
□ “Sự khốn cùng của triết học” do Ăngghen hoàn thành năm 1847.
□ “Tư bản” là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăngghen.
Đ C.Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi.
Đ Ăngghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842.
S Biên niên Pháp – Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác.
S Mác và Ăngghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp
Đ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại.
Đ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là “… lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ…
S “Sự khốn cùng của triết học” do Ăngghen hoàn thành năm 1847.
S “Tư bản” là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăngghen.
BÀI TẬP 4. Hãy sử dụng những từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) để hoàn thành đoạn tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp của Mác và Ăngghen
tri thức, 1818, 1943, thông minh, hoạt động cách mạng, 1842, chủ xưởng, 1844, 1820, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, công nhân, tình bạn, tiến sĩ Triết học.
C. Mác sinh năm………….trong một gia đình gốc Do Thái ở thành phố Tơriơ (nước Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng là một người……………..sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ……………….Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì …………… năm…………. Mác sang Pari tỉm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.
Ph. Ăngghen sinh năm……….trong một gia đình………..giàu có ở thành phố Bácmen (Đức). Ăngghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm………ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người………….ông viết nhiều bài được tập hợp trong cuốn………….
Năm……….Ăngghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu
một……..lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào cồng nhân thế giới.
C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình tri thức gốc Do Thái ở thành phố Tơriơ (nước Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng là một người thông minh sớm tỏ ra uyên bác, vì vậy mới 23 tuổi Mác đã đỗ tiến sĩ Triết học. Mác vừa làm khoa học, vừa cộng tác với báo chí cách mạng. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng năm 1843 Mác sang Pari tìm hiểu và tiếp tục tham gia vào phong trào cách mạng Pháp.
Ph. Ăngghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bácmen (Đức). Ăngghen rất căm ghét những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Vì vậy, năm 1842 ông sang Anh và đi sâu tìm hiểu nỗi khổ của người công nhân ông viết nhiều bài được tập hợp trong cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, năm 1944 Ăngghen từ Anh sang Pháp và gặp Mác. Từ đây, hai ông bắt đầu một tình bạn lâu dài và đầy cảm động trong quá trình hoạt động cách mạng cho phong trào công nhân thế giới