BÀI TẬP 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng cách mạng là
A. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp : Quý tộc, Tư sản và Công nhân.
B. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp : Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
C. xã hội phân chia thành 3 đắng cấp : Quý tộc, Tăng lữ và Nông dân.
D. xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp : Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ ba.
D
2. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. Môngtexkiơ, Ooen và Phuriê.
B. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông.
C. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte.
D. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông.
C
3. Nội dung tư tưởng chính của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. lên án chế độ phong kiến và nhà thờ Kitô giáo, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết vế xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước tư sản.
D. đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ tư bản chủ nghĩa.
C
4. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. quân chủ lập hiến C. quân chủ chuyên chế.
B. phong kiến phân tán. D. tiền phong kiến.
C
5. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trong cách mạng tư sản là
A. xã hội đều phân chia thành đẳng cấp.
B. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng đếu xoay quanh vấn đề tài chính.
C. đều có sự xâm nhập của kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.
D. cách mạng đều do quý tộc mới lãnh đạo.
B
6. Phái Girôngđanh nắm quyến lãnh đạo cách mạng kể từ
A. sau ngày 14 – 7 – 1789. C. sau ngày 21 – 1 – 1793.
B. sau ngày 10 -8 – 1792. D. sau ngày 2-6- 1793.
B
7. Phái Lập hiến trong cách mạng Pháp đã
A. xử tử vua Lui XVI.
B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ.
D. ban hành chế độ phổ thông đáu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi.
B
8. Phái Girôngđanh trong cách mạng Pháp đã
A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hoà.
Advertisements (Quảng cáo)
C. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dàn tích cực.
D. đánh tháng thù trong giặc ngoài.
B
9. Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện?
A. vua Lui XVI bị xử tử.
B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao.
C. phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
D. hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hoà.
C
10. Rôbespie và phái Giacôbanh bị lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính vì
A. sau khi đưa cách mạng lên đến đỉnh cao, nội bộ phái Giacôbanh chia rẽ sâu sắc.
B. giai cấp tư sản không muốn cách mạng tiếp tục phát triển bởi vì các mục tiêu mà họ đặt ra đã được thực hiện.
C. Rôbespie đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Pháp.
D. phái Giacôbanh có nhiều chính sách kìm hãm kinh tế công thương nghiệp phát triển.
A
BÀI TẬP 2. Hãy điền thời gian cho phù hợp với nội dung lịch sử trong bảng sau.
Thời gian |
Nội dung lịch sử |
|
Cách mạng bùng nổ |
|
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyén và Dân quyền. |
|
Nền quản chủ lập hiến được xác lập. |
|
Chiến tranh Pháp và liên quân Áo – Phổ bùng nổ. |
|
Phái Girôngđanh nắm quyén lãnh đạo cách mạng. |
|
Vua Lui XVI bị xử tử |
|
Phái Giacôbanh nắm quyền lãnh đạo cách mạng. |
|
Hiến pháp mói được thông qua, thiết lập nén cộng hoà ở Pháp. |
|
Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”. |
|
Chấm dứt thời kì dân chủ cách mạng chuyên chính Giacôbanh |
Thời gian |
Nội dung lịch sử |
14 – 7 – 1789 |
Cách mạng bùng nổ |
8/1789 |
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. |
9 – 1791 |
Nền quân chủ lập hiến được xác lập. |
4/1792 |
Chiến tranh Pháp và liên quân Áo – Phổ bùng nổ. |
8/1792 |
Phái Girôngđanh nắm quyền lãnh đạo cách mạng. |
21/1/1793 |
Vua Lui XVI bị xử tử |
2/6/1793 |
Phái Giacôbanh nắm quyền lãnh đạo cách mạng. |
6/1793 |
Hiến pháp mới được thông qua, thiết lập nền cộng hoà ở Pháp. |
23/8/1793 |
Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”. |
27/7/1974 |
Chấm dứt thời kì dân chủ cách mạng chuyên chính Giacôbanh |
BÀI TẬP 3. Qua nội dung bài học, em hãy phác hoạ những nét chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
– Giai đoạn 1 : (từ ngày 14- 7- 1789 đến ngày 10 – 8 – 1792):
– Giai đoạn 2 : (từ ngày 10 – 8 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793):
– Giai đoạn 3 : (từ ngày 2 -6 – 1793 đến ngày 27 – 7 – 1794):
– Giai đoạn 1 : (từ ngày 14- 7- 1789 đến ngày 10 – 8 – 1792): là giai đoạn thống trị của phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu sau:
+ Sự kiện pháo đài Basille, hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế, bị lọt vào tay quân chúng cách mạng ngày 14/07/1789, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do.
+ Ngày 26/08/1789, quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khâu hiệu nội chiến: “ Tự do – bình đẳng- bác ái”, được coi là văn kiện khai tử cho chế độ cũ, đồng thời là cương lĩnh của chế độ mới. Đây là 1 văn kiện có giá trị lớn đối với nước Pháp và thế giới.
+ Để xoa dịu phong trào đấu tranh của nông dân quốc hội lập hiến, đã ban hành các chính sách về ruộng đất, thủ công nghiệp và chính sách đối với nhà thờ. Tuy vậy tầng lớp đại tư sản vẫn lo sợ phong trào đấu tranh của nhân dân muốn thỏa hiệp với nhà vua Louis XVI.
+ Ngày 03/09/1791 quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp xác lập nền chuyên chính Tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến, đại đa số nhân dân không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử, công nhân không có quyền đìnhi công, sau đó quốc hội tuyên bố tự giải tán nhường chổ cho quốc hội lập pháp vừa mới được bầu theo quy định hiến pháp 1791.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đến năm 1791 những vấn đề cơ bản của cách mạng Pháp vẫn chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề ruộng đất của nhân dân, tình hình đó cùng với sự can thiệp vào nước Pháp của liên quân Áo – Phổ và sự bất lực của phái lập hiến (liên tiếp thua trận do không kiên quyết chiến đấu và do nội phản). Sự sụp đổ của phái lập hiến và sự nắm quyền của tầng lớp Tư sản công thương nghiệp Girôngđanh.
– Giai đoạn 2 : (từ ngày 10 – 8 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793): là giai đoạn thống trị của Girôngđanh chủ yếu các sự kiện sau:
+ Girôngđanh thực hiện một số chính sách quan trọng như: Đẩy lùi được sự can thiệp của Áo – Phổ 1792. Tuyên bố thành lập nền cộng hòa 1792 và xử tử vua Louis XVI năm 1793. Tuy nhiên đây là giai đoạn mâu thuẫn trong giai cấp Tư sản nảy sinh. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trở nên gay gắt chủ yếu do không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Trong khi đó nền cộng hòa Pháp đứng trước thách thức rất to lớn, cùng lúc phải đối phó nạn thù trong giặc ngoài. Đây là âm mưu phản loạn bên trong và sự can thiệp của liên minh phong kiến bên ngoài do nước Anh cầm đầu.
+Kết quả: Đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân lật đổ phái Girôngđanh đưa phái Giacobanh lên nắm quyền 06/1793.
– Giai đoạn 3 : (từ ngày 2 -6 – 1793 đến ngày 27 – 7 – 1794): là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Giacobanh với sự kiện chính sau:
+ Ngay sau khi lên nắm quyền phái Giacobanh đã thực thi những chính sách quan trọng.
– Chính sách về ruộng đất với những đạo luật trong tháng 6/1793 quy đinh trả lại ruộng đất công bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt trả lại cho nhân dân, theo diện ưu đãi trả dần trong 10 năm.
– Tháng 06/1793 một Hiến pháp mới được thông qua thể hiện tính chất tiến bộ
Dù chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện lịch sử tiến bộ nhất trong thời cận đại.
– Thi hành chính sách “ khủng bố đỏ” và thực hiện những biện pháp cách mạng trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài như
– Đặc biệt là đánh bật quân thù ra khỏi đất nước từ tháng 12/1793.
Với tất cả những chính sách trên phái Giacobanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao nhất của nó.
+ Bên cạnh những hoạt động tích cực nói trên phái Giacobanh đã mắc phải một số hạn chế thiếu sót trong việc điều chỉnh các chính sách sau cách mạng đã đẫn đến sự sụp đổ của phái này:
– Nhất là không thực hiện được kế hoạch ruộng đất đề ra.
– Phát sinh những mâu thuẫn giữa chính phủ và nông dân (nông dân, công nhân) và giai cấp tư sản, cũng như trong nội bộ của chính phủ, khối đoàn kết xung quanh chính phủ do vậy suy yếu dần và đi đến tan vỡ, trong khi kẻ thù của cách mạng chưa bị tiêu diệt hẵn đã bị khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Giacobanh, sau đó đã tiến hành lật đổ nền chuyên chính phái dân chủ cách mạng Giacobanh đánh dấu cách mạng đi vào thoái trào.
Tóm lại: Ba giai đoạn phát triển trong cách mạng Tư sản Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cách mạng từ 1789 đến 1792 và 1794, trong quá trình cách mạng thái độ giai cấp tư sản có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Do tác động những nhân tố khách quan và chủ quan từ bên trong và bên ngoài,và sự sụp đổ nền chính quyền cách mạng của Giacobanh do nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho tầng lớp Tư sản Pháp nên nắm chính quyền kéo dài đến tháng 11/1799 và sau đó Napoleno I thiết lập chính quyền độc tài quân sự và cách mạng Tư sản Pháp kết thúc.
BÀI TẬP 4. Hãy điền vào chỗ trống (…) những nội dung lịch sử phù hợp về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
1. Đại diện tiêu biểu cho trào lưu Triết học Ánh sáng là………………
2. Bộ phận đại tư sản tài chính được gọi là phái ………….…………..
3. Phái Girôngđanh chủ yếu là tầng lớp……………………………….
4. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyển và Dân quyền là …………
5. Hiến pháp thông qua tháng 9-1791 thiết lập ở Pháp nền ………..…
6. Trước sự tiến công của liên quân phong kiến Áo – Phổ, Quốc hội đã tuyên bố……………………..
7. Quốc ca của nước Pháp là bài hát……………………….
8. Tầng lớp tư sản vừa và nhỏ là những người thuộc phái ……………………..
9. Vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết trong thời kì…………………
10. Người lãnh đạo tiêu biểu của Cách mạng tư sản Pháp là……………………..
1. Đại diện tiêu biểu cho trào lưu Triết học Ánh sáng là: Môngtexkiơ, Vonte, Rutxo
2. Bộ phận đại tư sản tài chính được gọi là phái Lập hiến
3. Phái Girôngđanh chủ yếu là tầng lớp tư sản công thương
4. Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyển và Dân quyền là “Tự do – Bình đẳng – Bác Ái”
5. Hiến pháp thông qua tháng 9-1791 thiết lập ở Pháp nền quân chủ lập hiến
6. Trước sự tiến công của liên quân phong kiến Áo – Phổ, Quốc hội đã tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”
7. Quốc ca của nước Pháp là bài hát Mácxâye
8. Tầng lớp tư sản vừa và nhỏ là những người thuộc phái Giacobanh
9. Vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết trong thời kì Chuyên chính Giacobanh
10. Người lãnh đạo tiêu biểu của Cách mạng tư sản Pháp là Luật sư Rôbespie.
BÀI TẬP 5.
1. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
– Ý nghĩa trong nước :
– Ý nghĩa quốc tế:
– Ý nghĩa trong nước: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
– Ý nghĩa quốc tế:
+ Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu.
+ Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới
2. Vì sao nói : Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ?
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:
– So với cách mạng ở Anh và Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp 1789 không chỉ bảo vệ Tổ quốc trước sự can thiệp của liên minh phong kiến Châu Âu mà còn xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường chung dân tộc thống nhất
– Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng
– Dưới thời chuyên chính Giacobanh vấn đề ruộng đất cho nông dân được giải quyết
– Kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng sau cách mạng.
3. Hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp là?
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
BÀI TẬP 6. Vẽ sơ đồ thể hiện quá trình phát triển của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Bài 7
BÀI TẬP 7. Có ý kiến cho rằng : “Phái Giacôbanh đã đập tan chế độ phong kiến, đồng thời đập tan chính bản thân mình”. Nhận xét của em về ý kiến đó.
– Sau khi lật đổ phái Girôngđanh, phái Giacôbanh giành được sự ủng hộ của nhân dân. => Phái Giacôbanh đã đập tan chế độ phong kiến
– Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng : xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo…
– Phái Giacôbanh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đánh bại ngoại xâm và nội phản. Cách mạng tư sản Pháp đạt tới đỉnh cao.
– Vì nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Giacôbanh không đem lại đẩy đủ quyền lợi cho họ như đã hứa). Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt và xử tử Rôbespie vào ngày 27-7-1794. Cách mạng bước vào thời kì thoái trào. => đồng thời đập tan chính bản thân mình.