Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Soạn văn lớp 10

Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Văn 10: Nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?

Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Ngô Sĩ Liên Văn 10: Câu 1. Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tùy thời mà tạo thế, vận dụng linh hoạt không theo khuôn mẫu nhất định….

I. Đọc-hiểu

Câu 1: – Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tùy thời mà tạo thế, vận dụng linh hoạt không theo khuôn mẫu nhất định.

– Điều kiện quan trọng nhất để chống giặc thành công là phải có sự đoàn kết toàn dân.

– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân” ( giảm thuế  khóa, bớt hình phạt, chăm lo để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…), đó chính là “ thượng sách giữ nước”.

Câu 2. Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: “Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng.

– Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông “cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

– Trước lời nói của Hưng Vũ Vươne, ồng “ngầm cho là phải”.

– Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

    Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: – Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”. Trần Quốc Tuấn đã đặt “trung” lên trên “hiếu” , nợ nước trên tình nhà.

    Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.

– Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng“), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua “khoan sức dân”, khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa), … Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.

Câu 4: Ghi chép lịch sử là ghi chép theo trình tự thời gian nhưng cần chú ý là trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện về các nhàn vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thờị gian.

   Mở đầu đoạn trích là sự -xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng chú ý: ‘Tháng 6, ngày 24 sao sa”. Theo quan niệm cùa người xưa, sao sa là điềm xấu. Điềm báo này báo hiệu Hưng Đạo Vương ốm nặng và sẽ qua đời.

Advertisements (Quảng cáo)

   Từ sự việc trên, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó, tác giả lại trở về với đòng sự kiện đang xảy ra: “Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Tràn Quốc Tuấn mất…”. Sau thông tin này, tác giả nhắc 1 cho những danh hiệu tôn quý mà Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng. Đây không hoàn toàn là việc ôn lại một cách khô khan mà tất cả những công lao, đức độ của người quá cố được thể hiện trong những câu chuyện sinh động.

   Nhà viết sử không chỉ kể chuyện một cách phức hợp, với nhiều chiều thời gian, mà còn khéo léo lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc nhằm định hướng cho người đọc có những nhận xét, đánh giá thoả đáng.

   Cách kể chuyện trong đoạn trích vừa mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt về nhân vật đồng thời vẫn giữ được mạch truyện tiếp nối lôgic. Chuyện vì thế trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhân vật lịch sử cũng vì thế mà được nổi bật chân dung.

Câu 5: Học sinh đặt trên cơ sở thực tiễn và nội dung của đoạn trích để phân tích từng tình huống:

– Ý (a): “cho thấy tín nqưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xa” là không đúng.

– Cả hai ý (b), (c): “Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thẩn thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành tliần lỉnh để giúp dân, giúp nước” và “Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dán, yêu nước và khí phách anh hùng của ông – những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người” đều đúng.

– Vì vậy, cần chọn ý (d): “ý kiến khác” để đưa ra nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là “Đức Thánh Trần”.

II. Luyện tập

Câu 2: Giới thiệu một số tài liệu có liên quan:

-Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông

-Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm).

Advertisements (Quảng cáo)