Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Lịch Sử 10

Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á – Lịch sử 10: Hãy kể tên và chỉ trên lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

Bài 8 Lịch sử lớp 10: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á. Giải câu 1, câu 2, câu 3, bài tập lí thuyết trang 49 . Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện như thế nào ?.

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì ?

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển. Vì thế, ở đây không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Nhưng thiên nhiên đã “ưu đãi” cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi – đó là gió mùa.

Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế cư dân Đông Nam Á từ rất xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.

Ngay từ thời đại đồ đá, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt… Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị – hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang – Việt Nam), Ta-kcHa (bán đảo Mã Lai) v.v…

Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á còn gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hoá Ấn Độ để phát triển sáng tạo vãn hoá của dân tộc mình.


Hãy kể tên và chỉ trên lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

Hãy kể tên các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

ÂU LẠC
CHAM-PA
PHÙ NAM
KA-LIN-GA
MA-LAY-U
KÊ-ĐA
PÊ – GU
HA-RY-PUN-GIAY-A
TU-MA-SIC


Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực ?

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

Advertisements (Quảng cáo)

– Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi… tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao… Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

–  Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.


Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện như thế nào ?

 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X – XVIII :

-Chính trị :

+ Hệ thống chính trị ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này được củng cố vững chắc và hoàn thiện. Nhà nước Đại Việt vừa tiếp thu vừa sáng tạo từ mô hình Trung Hoa để hoàn thiện bộ máy quân chủ đạt đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ. Các nhà nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cũng được tăng cường, củng cố, đặc biệt là tín ngưỡng Vua – Thần của người Cam-pu-chia thời Ăng-co… giúp hợp nhất vương quyền và thần quyền của vua… Bộ máy nhà nước A-út-thay-a cũng được hoàn thiện thông qua các cuộc cải cách ở thế kỉ XV.

+ Mở rộng lãnh thổ, xây dựng các đế quốc lớn, hùng mạnh ở khu vực : Đại Việt, A-út-thay-a, Pa-gan, Mô-giô-pa-hit, Ăng-co.

— Kinh tế :

+ Kinh tế nông nghiệp được phát triển mạnh ở khắp các quốc gia Đông Nam Á từ đồng bằng sông Hồng, I-ra-oa-đi, Chao Phray-a, Mê Công… nhiều nước đã tiến hình xuất khẩu gạo như A-út-thay-a, Pê-gu…

+ Phát triển hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, đáng lưu ý là các sản phẩm gồm sứ và tơ lụa của Đại Việt và A-út-thay-a.

+ Đông Nam Á có vai trò lớn trong hệ thống thương mại quốc tế, nơi cung cấp nhiều loại hàng hoá, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị… cho thị trường quốc tế.

-Thành tựu trên lĩnh vực kỹ thuật :

+ Trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài (của Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi giáo), cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo trên nền tảng văn hoá bản địa truyền thống để tạo nên những thành tựu văn hoá rực rỡ.

+ Cư dân Đông Nam Á đã để lại những thành tựu chữ viết, văn học, nghệ thuật, các cồng trình kiến trúc tôn giáo, điêu khắc… như chữ viết của người Khơ-me, Cham-pa, Lào,

Thái Lan, đền tháp Ăng-co, quần thể kiến trúc Pa-gan, các thành phố cổ A-út-thay-a, Su-khô-thay, Hoàng thành Thăng Long…


Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX :

Advertisements (Quảng cáo)