Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.
Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì ?
Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.
Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào ?
Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Một số nghề đã có những xưởng thủ công tương đổi lớn. Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như cảnh Đức có tới 3000 lò sứ. Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công. Bấy giờ, các nhà buôn lớn cũng xuất hiện. Họ có nhiều vốn và nguyên liệu, đem giao cho các hộ thủ công làm để thu thành phẩm. Các thương nhân bảo mua, đem hàng đi trao đổi khắp trong và ngoài nước. Hoạt động của họ thâm nhập vào cả lĩnh vực nông nghiệp như mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường.
Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.
Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản. Năm 1380, ông quyết định bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý và thay vào đó là các Thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại. Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội. Hoàng đế còn tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.
Cuối thời Minh, việc bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng. Các vương công có nhiều “hoàng trang”, ruộng đất mênh mông. Địa chủ ở địa phương có tới hàng nghìn mẫu ruộng. Ngược lại, nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tô thuế nặng nề. Nhiều người phải cầm ruộng, bán vợ đợ con, hoặc bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Khởi nghĩa nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
Giữa lúc đó, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911). Giống như triều Nguyên trước đây, nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc. Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc. Mặc dù các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang, nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi đã làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu dần.
Lợi dụng cơ hội trên, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Thanh không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến.
4 phát minh lớn của phong kiến Trung quốc: Cái cày sắt (nhà Hán: năm 202 trước CN – năm 220); Máy khoan (nhà Hán: năm 202 trước CN – năm 220); Bánh lái tàu thủy (nhà Hán: năm 202 trước CN – năm 220); Giấy vệ sinh (nhà Tùy: năm 581 – năm 618).
Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Trung quốc: kinh đô Lạc Dương, Vạn lý trường thành, Cố cung Bắc Kinh, Di hoà viên, Thập tam lăng…
Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào ?
Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành :
– Thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN) là thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế – xã hội, chính trị và văn hoá dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
– Về mặt kinh tế, công cụ đồ sắt xuất hiện làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và một số nông dân giàu có đã lập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới hình thành – giai cấp địa chủ bóc lột.
Advertisements (Quảng cáo)
– Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hoá. Một bộ phận giàu có thì nhập vào giai cấp bóc lột. Số khác vẫn giữ được ruộng đất dể cày cấy, họ là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước. Số còn lại thì nghèo khổ, không có ruộng đất, phải xin nhận ruộng của địa chủ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội cuối cùng này là những tá điền, hay nông dân lĩnh canh.
Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột giữa quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tự canh. Quan hệ phong kiến do đó mà xuất hiện.
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường biểu hiện như thế nào?
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường :
— Về kinh tế : nhà Đường thực hiện chế độ quân điền, phân cấp ruộng đất cho nông dân (gồm hai loại : ruộng khẩu phần và ruộng vĩnh nghiệp) và thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu. Nhờ đó, nông dân có ruộng đất và yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển nhanh chóng. Kinh tế công thương nghiệp, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển theo đà phát triển của nông nghiệp.
— Về chính trị :
+ Đối nội : nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, của người tộc cai quản các địa phương, đạt chức Tiết độ sứ. Chính quyền phong kiến thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
+ Đối ngoại : thực hiện chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc thời Đường đã trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
—Về văn hoá : nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử, các trường học mở rộng cả ở thành thị và nông thôn, tầng lớp ý thức rất đông đảo. Rất nhiều văn nghệ sĩ có tài năng xuất hiện, tiêu biểu như các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị.
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?
– Tư tưởng:
+ Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
+ Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường
– Sử học
+ Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
+ Thời Đường, Sử quán được thành lập
– Văn học
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…
– Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…
– Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
– Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,…