Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Lịch Sử 10

Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) – Lịch sử 10: So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Bài 17 Lịch sử lớp 10: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). Giải câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 bài tập lí thuyết trang 90. Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông..

Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì ?

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.


Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến

Hoạt động đối nội :
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách “nhu viễn” đối với các vùng dân tộc ít người.

– Chính sách đối ngoại :
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc (triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm phạm đến lãnh thổ Đại Việt).
+ Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.


So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê.

Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Advertisements (Quảng cáo)

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua (Hoàng đế) đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Ở thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua trị nước có Tể tướng và một số đại thần. Bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài.

Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phú sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đều có quan lại của triều đinh trông coi. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Thời Trần, những người đứng đầu xã được gọi là Xã quan.

Năm 1428, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê. khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.


Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.

Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:

Advertisements (Quảng cáo)

 

– Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.

– Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

– Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.

– Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.


Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê.

–    Sau khi thành lập triều Lê Sơ năm 1428, các vua Lê đã thực hiện nhiêu chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quan chủ chuyên chế cao độ.

–    Đến thời Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và cách thức làm việc. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, các chức vụ trung gian cao cấp bị bãi bỏ, vua là người trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước.

–     Ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật đã bao quát được hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện tư tưởng sống và làm việc theo luật pháp.


Lập bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. 

Bảng thống kê thời gian thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

Advertisements (Quảng cáo)