Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Địa Lý 10

Bài 10. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai ruộng đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ – Địa lí 10.

Bài 10 Địa lí lớp 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai ruộng đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ. , bài tập lí thuyết trang 38 Địa lí 10. Bài 2. Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.

Bài 1: Xác định trên hình 10 và bản đồ Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa, bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

–     Các vành đai động đất:

+ Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.

+ Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đôn In-đô-nê-xi-a.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin

–     Các vành đai núi lửa:

+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Vành đai núi lửa  Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a

+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê – rinh qua Nhật Bản đến Phi – lip – pin.

–      Các vùng núi trẻ

+ Coóc – đi – e (bờ tây lục địa Bắc Mĩ), An – đét (bờ tây lục địa Nam Mĩ)

+ Hi – ma – lay- a ở châu Á


Bài 2: Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ

Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh, một mặt hình thành các dãy núi uốn nếp, mặt khác hình thành các đứt gãy, các vực thẳm đại dương. Mặt tiếp xúc giữa hai mảng chờm lên nhau do tác ma sát sẽ trở thành vùng có nhiều núi lửa và động đất.

Advertisements (Quảng cáo)