Dựa vào hình 29.1 (SGK
– So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.
– Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:
+ Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
+ Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn: trong nước và ngoài nước.
Hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên
Nhận xét:
– Trong thời kì 1995 – 2002, giá trị sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau: Gia Lai tăng hơn 3,1 lần, kế đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng. Kon Tum có tốc độ tăng thấp nhất (2 lần)
– Giá trị sản xuất nông nghiệp của các tỉnh rất chênh lệch: Đăk Lăk là tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất (năm 2002, chiếm hơn 1/2 giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn vùng), Kon Tum là tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất
Giải thích tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất
+ Giải thích:
Đăk Lăk và Lâm Đồng là hai tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp cao hơn các tỉnh còn lại của Tây Nguyên do:
– Có diện tích trồng cây công nghiệp lớn
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng cà phê lớn nhất nước, ngoài cà phê, Đăk Lăk còn trồng nhiều hồ tiêu, điều, cao su …
Lâm Đồng là tỉnh nổi tiếng về chè, hoa và rau quả ôn đới. Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích, sản lượng cà phê quan trọng (cà phê trồng nhiều ờ vùng phía nam của tỉnh)
– Các cầy công nghiệp của hai tính (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu) có giá trị xuất khẩu cao
Hãy xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự phân bố như thế?(trang 107, SGK)
+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai.
+ Cao su được trồng trên các cao nguyên thấp, trồng nhiều ở phía bắc (Kon Tum) và nam Tây Nguyên (Đăk Nông, phía nam tỉnh Lâm Đồng).
Advertisements (Quảng cáo)
+ Chè được trồng trên các cao nguyên cao (trên 600 m), trồng nhiều ở Lâm Đồng (vùng BLao) và Gia Lai.
+ Giải thích:
– Phân bố các cây công nghiệp trên gắn với phân bố đất ba dan và sự phân hóa khí hậu ở Tây Nguyên
– Cà phê (cà phê vối), cao su là các cây nhiệt đới nên trồng chủ yếu ồ cắc cao nguyên thấp
– Chè, cà phê chè là các cây có nguồn gốc cận nhiệt nên được trồng ở cắc cao nguyên cao hơn
Dựa vào bảng 29.2 (SGK
– Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước:
+ Tây Nguyên: 1995: 100%; 2000: 158,3%; 2002: 191,7%
+ Cả nước: 1995: 100%; 2000: 191,8%; 2002: 252,5%
– Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (gần 0,9% năm 2002).
+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh .
Xác định trên hình 29.2 (SGK
Advertisements (Quảng cáo)
– Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định nhà máy thủy điện Y – a – ly trên sông Xê Xan.
– Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện Y-a-li trên sông Xê-xan.
– Nhằm mục đích khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng.
– Tây Nguyên được lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, trồng cây lương thực và phục vụ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiêu nước do mùa khô kéo dài.
– Thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng.
– Gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước các nhà máy thuỷ điện của các vùng này, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước), Vĩnh Sơn (Bình Định), sông Hinh (Phú Yên), Đa Nhím (Ninh Thuận) và một số dự án thuỷ điện dự định triển khai ít nhiều đều sử dụng nguồn nước các sông từ Tây Nguyên.
Dựa vào hình 29.2 (SGK
– Vị trí của các thành phố: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
– Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Xác định các thành phố: Play – Ku , Buôn Ma Thuật, Đà Lạt trên hình 29.2
– Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
– Quốc lộ 19: Kom Tum – Quy Nhơn.
– Quốc lộ 26: Buôn Ma Thuột – biến Nha trang.
– Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối Plây Ku, Buôn Ma Thuột với TP. Hồ Chí Minh.
Bài 1: Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp?
Trả lời.
+ Những điều kiện thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
-Có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo đài, thích hợp để trồng cây công nghiệp trên quy mô lớn. Các cao nguyên cao (trên 1000 m) có khí hậu mát, thích hợp để trồng một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau, hoa quả).
– Có các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
– Còn diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.
Điều kiện kinh tế – xã hội:
-Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước.
– Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu …).
+ Những khó khăn:
– Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị chay.
– Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.
– Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông – lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Bài 2: Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch vì:
+ Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú:
– Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren …), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).
– Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng sản phẩm thủ công của các dân tộc
Có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa .
+ Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
+ Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.