Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Địa lí 10

Bài 4. Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lý trên bản đồ SBT Địa lớp 10: Qua bản đồ có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí ?

Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ – SBT Địa lớp 10. Giải bài 1,2,3 bài tập từ trang 9 – 13 SBT Địa lý 10. Câu 2. Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:.

Câu 1: Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:

a) Tên bản đồ

b) Nội dung bản đồ thể hiện

c) Tên các phương pháp biểu hiện và tên đối tượng địa lí được từng phương pháp biểu hiện

d) Qua bản đồ có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí ?

a. Tên bản đồ:

Công nghiệp điện Việt Nam, năm 2002

b. Nội dung thể hiện

Công nghiệp điện Việt Nam (nhiệt điện thủy điện), các trạm và đường dây 220KV, 500KV.

c.

– Các phương pháp biểu hiện: Phương pháp Kí hiệu (kí hiệu điểm), phương pháp kí hiệu đường.

– Đối tượng biểu hiện ở:

+ Kí hiệu điểm: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy thuỷ điện đang xây dựng, trạm biến áp 220KV, trạm biến áp 500KV, sông ngòi .

+ Kí hiệu theo đường là: Đường dây 220 KV, 500KV, biên giới lãnh thổ.
d. Ta biết được:

– Kí hiệu điểm:

+ Tên của các nhà máy: thủy điện, nhiêt điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng.
+ Vị trí, sư phân bố của đối tượng: nhà máy: thủy điện, nhiêt điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng, trạm biến áp

+ Chất lượng quy mô đối tượng

– Kí hiệu theo đường:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tên, vị trí, chất lượng đối tượng  Đường dây 220 KV, 500 KV

+ Biên giới lãnh thổ…

+ Sông ngòi

Câu 2: Đọc bản đồ dưới đây và cho biết:

a) Tên bản đồ

b)  Nội dung bản đồ thể hiện

c)  Tên các phương pháp biểu hiện và tên đối tượng địa lí được từng phương pháp biểu hiện

d) Qua bản đồ có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí ?

a. Tên bản đồ:

Gió và bão Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Nội dung thể hiện

Công nghiệp điện Việt Nam (nhiệt điện thủy điện), các trạm và đường dây 220KV, 500KV.

c. Các phương pháp biểu hiện: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp kí hiệu (dạng đường), Phương pháp kí hiệu (dạng điểm).

– Đối tượng biểu hiện ở:

+ Kí hiệu chuyển động: Gió, bão

+ Kí hiệu đường: Biên giới, sông, biển.

+ Kí hiệu: Các thành phố

d. Ta biết được:

– Kí hiệu chuyển động: Hướng, tần suất của gió,bão trên lãnh thổ.

– Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, đường bờ biển; phân bố mạng lưới sông ngòi.

– Kí hiệu: Vị trí các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh…

Câu 3: Đọc bản đồ  dưới đây và cho biết:

a) Tên bản đồ

b) Nội dung bản đồ thể hiện

c) Tên các phương pháp biểu hiện và tên đối tượng địa lí được từng phương pháp biểu hiện

d) Qua bản đồ có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí ?

 

a. Tên bản đồ:

Phân bố dân cư châu Á

b. Nội dung thể hiện

Công nghiệp điện Việt Nam (nhiệt điện thủy điện), các trạm và đường dây 220KV, 500KV.

c. Các phương pháp biểu hiện: phương pháp chấm điểm, phương pháp kí hiệu đường.

– Đối tượng biểu hiện ở:

+ Kí hiệu điểm: Dân cư

+ Kí hiệu theo đường là: Biên giới, đường bờ biển

d. Ta biết được:

+ Sự phân bố dân cư châu Á, nơi đông dân, thưa dân.

+ Vị trí các đô thị đông dân châu Á

+ Hình dạng đường biên giới, bờ biển, các con sông…

Advertisements (Quảng cáo)