Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Địa Lý 10

Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật – Địa lí 10 : Sinh quyển là gì ?

Bài 18 Địa lí lớp 10: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 68 . Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật ?.

Câu hỏi lý thuyết 1 – SGK

Quan sát hình 18 (SGK trang 67): Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An – pơ ?

Các vành đai thực vật ở núi An – pơ từ thấp lên cao: Rừng hỗn hợp, Rừng lá kim, Cỏ và cây bụi, Đồng cỏ núi cao, Đá vụn, Băng tuyết


Câu hỏi lý thuyết 2 – SGK

Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.

Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo…). Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau
trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 1:  Sinh quyển là gì ? Sinh vật có phân bổ đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển?

– Sinh quyển là một quyển của Trái đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

Advertisements (Quảng cáo)

– Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Vì sinh vật chỉ phân bố tập trung vào nơi có thực vật mọc.


Bài 2:  Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật ?

– Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
– Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
– Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.
– Sinh vật: Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.


Bài 3:  Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương: săn bắn quá nhiều chim, thú rừng,…; khai thác thuỷ hải sản quá mức, sử dụng phương tiện khai thác có tính huỷ diệt (xung điện, chất nổ, thuốc cá,…); đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi.

Advertisements (Quảng cáo)