Bài 1: Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ? Nêu ví dụ.
+ Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
+ Quyền sở hữu tài sản gồm:Quyền chiềm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản, Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản, Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.
Bài 2: Em hiểu thế nào là nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác ?
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác:
-Nhặt được của rơi trả lại.
-Khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn.
-Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.
-Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo qui định.
Bài 3: Em hãy nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
– Pháp luật quy định những tài sản có giá trị như : nhà ở, đất đai, ô tô ,xe máy phải đăng kí quyền sở hữu, vì có dăng kí quyền sở hữu thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm.
– Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản . Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản.
– Biện pháp của nhà nước :
+ Quy định về quyền và nghĩa vụ
+ Cách thức bảo vệ tài sản
+ Quy định đăng ký tài sản
+ Quy định hình thức, biện pháp xử lý
+ Quy định trách nhiệm của công dân
+Tuyên truyền , giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4,5,6
Bài 4: Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào ?
(Lựa chọn câu trả lời đúng nhất)
A. Quyền chiếm hữu tài sản của mình
B. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình
C.Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình
D. Quyền bán tài sản của mình cho người khác
Bài 5: Em đồng V với ý kiến nào sau đây ?
A. Công dân không có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của mình.
B. Chỉ cần tôn trọng tài sản của mình, không cần tôn trọng tài sản của người khác,
C. Việc tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ của mọi công dân.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Nhặt được của rơi không biết của ai thì có thể sử dụng.
Bài 7: Những hành vi sau đây là đúng hay sai theo quy định của pháp luật vê quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Hành vi |
Đúng |
Sai |
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu tài sản thì mới có quyền sử dụng tài sản ấy. |
|
|
B. Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác. |
|
|
c. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới cần giữ gìn cẩn thận tài sản của mình. |
|
|
D. Người mượn tài sản của người khác cũng cần giữ gìn tài sản ấy. |
|
|
Câu |
Đáp án |
Bài 4 |
C |
Bài 5 |
C |
Bài 6 |
Đúng : B, D ; sai:: A, c |
Bài 7: Linh mượn xe đạp của Liên để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại xe cho Liên sau 3 giờ. Khoảng gần 3 giờ sau, Linh vể đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không ? Thấy Linh do dự, Hằng nói : Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ ; pháp luật cũng quy định vậy mà !
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho Hằng mượn xe của Liên không ?
2/ Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì ?
1/ Linh không có quyền cho Hằng mượn xe đạp của Liên, vì Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn (không có quyền định đoạt)
2/ Khi mượn xe của Liên, Linh có quyền trả xe đúng thời gian, trả đúng người.
Bài 8: Tài và Định đang đi xe đạp trên đường bỗng nhìn thấy một chiếc ví của ai đó đánh rơi. Hai bạn nhặt lên, mở ra xem thấy trong đó có 700.000 đồng và một số giấy tờ khác.
– Tài bảo Định : “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”.
– Định nói : “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”.
Câu hỏi
1 / Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không ? Vì sao ?
2/ Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự ?
1/ Tài và Định không phải là chủ sở hữu chiếc ví đó nên không có quyền định đoạt, tức là không có quyền quyết định lấy tiền trong ví.
2/ Em sẽ mang đến công an phường tìm lại chủ nhân của chiếc ví đó.
Bài 9: Em hãy kể các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân mà em biết.
– Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
-Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản.
-Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.
Vì sao Xuân Anh đem trả lại tiền cho người đánh mất ?
Xuân Anh biết tôn trọng tài sản của người khác. Nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất. Khi một nửa các bạn trong lớp khuyện Xuân Anh lấy tiền đấy để đãi trà đá các bạn. Có một số bạn lại khuyên Xuân Anh trả lại cho người đánh mất. Nhưng Xuân Anh rất kiên định, Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài.
Hành vi của Nguyễn Thuý Hồng đã nói lên điều gì về nghĩa vụ của công dân ?
Hành vi của Nguyễn Thuý Hồng đã nói về nghĩa vụ của công dân là tôn trọng tài sản của người khác. Nguyễn Thuý Hồng đã được Ban Giám hiệu Trường THCS Lương Phong tuyên dương trước toàn trường và trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà trường. Đồng thời phát động học sinh toàn trường đẩy mạnh phong trào thi đua “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Tấm gương sáng con ngoan, trò giỏi “nhặt được của rơi trả lại người mất” của Nguyễn Thuý Hồng xứng đáng để học sinh trong trường, trong huyện học tập noi theo.