Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập GDCD 10

Bài 8. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội – GDCD 10: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Bài 8 GDCD lớp 10: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 52, 53 . Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào…

Câu 1: Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.

Trong những yếu tố ấy, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định, bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy


Câu 2: Hãy phân tích tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội?

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hộ, Triết học Mác – Lê-nin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Advertisements (Quảng cáo)

Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là sự tác động trở lại của nó đối với tồn tại xã hội. Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức xã hội lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội.


Câu 3: Hãy nêu ra một vài ví dụ nói rõ mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Nó có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.Nói cho đúng là tác phẩm văn học nghệ thuật phụ thuộc vào mỗi bối cảnh xã hội cụ thể vì tùy mỗi bối cảnh xã hội sẽ nảy sinh những vấn đề cần giải quyết, và ra đời một nội dung riêng.

Advertisements (Quảng cáo)

VD: Ở chế độ phong kiến thực dân ngày xưa có những điều sai trái bất cập của xã hội thời này xảy ra như vua quan không tốt,nạn cướp bóc, quan liêu, chiến tranh,…làm khổ người dân.Thế là các tác phẩm văn học nghê thuật ra đời phản ánh sự thống khổ của người dân và sự xót thương của tác giả như “Đồng hào có ma”, “Chí phèo”, “Chị Dậu”,…


Câu 4: Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?

a) Đi-đờ-rô (1713 – 1784), nhà Triết học người Pháp cho rằng: Thượng đế chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sống hiện thực của con người mà thôi. 

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
c) Trong tất cả những chuyển biến lịch sử, sự chuyển biến về chính trị là quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của xã hội. 

d) Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử. 

đ) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ

Tán thành các ý kiến:

b) Phoi-ơ-bắc nói một cách hình ảnh: Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều.
đ) Mọi học thuyết về đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ

Vì: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

Advertisements (Quảng cáo)