Bài 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại
A. Luy Lâu. C. Cổ Loa.
B. Mê Linh D. Hoa Lư.
C
2. Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là
A. triều Tiền Lý. C. triều Lê.
B. triều Ngô. D. triều Nguyễn
B
3. Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Lê Hoàn. C. Triệu Quang Phục.
B. Đinh Bộ Lĩnh. D. Trần Quang Khải.
B
4. Nhà Đinh được thành lập vào năm
A. 938. C. 968.
B. 944. D. 981.
C
5. Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua
A. Lê Đại Hành. C. Lý Thái Tông.
B. Lý Nam Đệ D. Đinh Tiên Hoàng.
D
6. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua
A. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tồng.
B. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông.
C. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.
D. Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.
C
7. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm
A. sáu bộ : bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Lại.
B. ba ban : Văn ban, Võ ban và Tăng ban.
C. hai ban : Văn ban, Võ ban.
D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính
B
8. Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm
A. 1009. C. 1054. .
B. 1010. D. 1075.
B
9. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ năm
A. 1010, thời vua Lý Thái Tổ.
B. 1045, thời vua Lý Thái Tông.
C. 1054, thời vua Lý Thánh Tông.
D. 1075, thời vua Lý Nhân Tông.
C
10. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế
A. dân chủ đại nghị. C. cộng hoà.
Advertisements (Quảng cáo)
B. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ
B
11. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm
A. ba bộ phận : cấm binh, ngoại binh và hương binh.
B. hai bộ phận : quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh).
C. bộ binh, tượng binh, kị binh.
D. hai bộ phận : cấm binh, vệ binh.
B
12. Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
A. Hương Khê. C. Lam Sơn.
B. Bãi Sậy D. Tây Sơn
C
13. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là
A. Lê Thái Tổ. C. Lê Thánh Tông.
B. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tông.
C
14. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính ?
A. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.
B. Lộ, trấn, phủ, châu.
C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.
B
15. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển ?
A. Triều Lý C. Triều Hồ.
B. Triều Trần. D. Triều Lê.
A
16. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là
A. Hình thư. C. Quốc triều luật lệ.
B. Hỉnh luật D. Quốc triều hình luật.
A
Advertisements (Quảng cáo)
17. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là
A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.
B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.
C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.
D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã
B
Bài 2: Hãy lựa chọn và nối các dữ kiện ở cột B với tên triều đại ở cột A sao cho phù hợp.
Bài 3: Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai
□ Trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ.
□ Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Cồ Việt.
□ Cuộc cải cách hành chính lớn được tiến hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
□ Ở thời Lý, Trần, quan lại được tuyển lựa chủ yếu bằng con đường thi cử.
□ Bộ luật Hình thư được ra đời năm 1042.
□ Quân đội được tuyển theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
□ Khi có chiến tranh, vua Trần cho phép các vương hầu được mộ quân tham gia đánh giặc.
□ Đoàn kết dân tộc là một trọng tâm trong chính sách đối nội của các vương triểu Đại Việt ở các thế kỉ XI-XV.
□ Từ thời Trần, Nhà nước đã cho dựng bia Tiến sĩ.
Đ – Trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ.
S – Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Cồ Việt
Đ – Cuộc cải cách hành chính lớn được tiến hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Đ – Ở thời Lý, Trần, quan lại được tuyển lựa chủ yếu bằng con đường thi cử.
Đ – Bộ luật Hình thư được ra đời năm 1042.
Đ – Quân đội được tuyển theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
Đ – Khi có chiến tranh, vua Trần cho phép các vương hầu được mộ quân tham gia đánh giặc.
Đ – Đoàn kết dân tộc là một trọng tâm trong chính sách đối nội của các vương triểu Đại Việt ở các thế kỉ XI-XV.
S – Từ thời Trần, Nhà nước đã cho dựng bia Tiến sĩ.
Bài 4: Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê Thánh Tông.
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).
– Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
– Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
– Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
– Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
– Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
=> Nhận xét : Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
Bài 5: Theo em, sự xuất hiện của các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI – XV có ý nghĩa như thế nào ?
Các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI – XV quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.
Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
Bài 6: Chế độ “ngụ binh ư nông” có đặc điểm gì và có tác dụng ra sao ?
Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.
Tác dụng:
1 – Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghề cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy chuyện đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lương này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
2 – Ngụ binh ư nông là chuyện liên kết hài hoà giữa chuyện quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời (gian) bình và sang thời (gian) chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghề vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người, thời (gian) Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời (gian) Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.
3 – Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, nên phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Bài 7: Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào trong hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI – XV ?
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách “nhu viễn” đối với các vùng dân tộc ít người.
Bài 8: Hãy chứng minh sự phát triển và ngày càng hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV.
Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.
*Bộ máy nhà nước Lý, Trần, Hồ
– Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.
– Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
– Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ (thời Trần, Hồ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã.
* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
– Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).
– Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
– Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
– Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
– Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
– Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.