Bài 28-29.16. Đoạn nào của đường biểu diễn cho biết nước tồn tại cả ở thể rắn và thể lỏng?
A. Đoạn OA. B. Đoạn AB.
C. Đoạn BC. D. Đoạn CD
Chọn A
Đoạn OA của đường biểu diễn cho biết nước tồn tại cả ở thể rắn và thể lỏng đây là giai đoạn nóng chảy của nước.
Bài 28-29.17. Đoạn nào của đường biếu diễn cho biết nước không tân tại ở thể lỏng?
A. Đoạn AB. B. Đoạn BC.
C. Đoạn CD. D. Đoạn OA và CD.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn C.
Đoạn CD của đường biểu diễn cho biết nước không tồn tại ở thể lỏng mà ở đây là thể hơi ( nhiệt độ trên 100℃).
Bài 28-29.18. Nước đá, hơi nước, nước có đặc điếm nào chung sau đây?
A. Cùng một thể. B. Cùng khối lượng và trọng lượng riêng.
C. Cùng một chất. D. Không có chung cả ba đặc điểm trên.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn C
Nước đá, hơi nước, nước có đặc điểm nào chung là cùng một chất.
Bài 28-29.19. Hình 28-29.4 là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của cùng một lượng nước, rượu, ê-te, được đun nóng dần tới khi sôi.
Đồ thị nào ứng với nước, rượu, e-te? Giải thích tại sao?
Đồ thị I ứng với ê-te, đồ thị II ứng với rượu, đồ thị III ứng với nước.
Căn cứ đường biểu diễn đã cho đoạn nằm ngang ứng với chất lỏng sôi. Vì thế nhiệt độ sôi của nước là 100°C cao nhất nên phải là đường m, nhiệt độ sôi của rượu là 80°C nên phải là đường II. Vì nhiệt độ sôi của ê-te là 35°c nên phải là đường I.
Bài 28-29.20. Đố vui.
Gió, mây, sấm, chớp có rồi,
“Tôi” mà chưa có thì trời chưa mưa!
Đố “Tôi” ở đây là gì?
Tôi ở đây là “Sự ngưng tụ”, vì nếu hơi nước trong khí quyển không ngưng tụ thành nước thì không thể có mưa.