Dựa vào lược đồ (Hình 9), trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.
Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.
Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.
Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.
Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.
Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.
Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.
Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
Để chống lại quân xâm lược, nhân dân In-đô-nê-xi-a đã tiến hành cuộc chiến tranh du kích. Quân Hà Lan tuy chiếm được hoàng cung nhưng vẫn không chinh phục được A-chê. Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa ở Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba Tắc (1878-1907), Ca-li-man-ta (1884-1886).
Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ. Điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.
Sa-min không thừa nhận nền thống trị của Hà Lan nên đã vận động nhân dân, chủ yếu là nông dân, chống lại những thứ thuế vô lí của bọn thực dân. Ông chủ trương xây dựng một đất nước mà mọi người đều có việc làm và được hưởng hạnh phúc. Ông đã tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng nhân dân chống lại ách áp bức, bóc lột, bất công.
Phong trào công nhân cũng sớm hình thành với sự ra đời của các tổ chức: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)…Tháng 12-1914, Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a ra đời, nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân, đặt cơ sở cho sự thành lập Đảng Cộng sản (5-1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a đầu thế kỉ XX.
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2 xu hướng đấu tranh ở Phi-líp-pin.
Thứ nhất là xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan thành lập “Liên minh Phi-líp-pin”, thu nạp nhiều trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khởi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-lip-pin.
Thứ hai là xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường lối cải cách ôn hòa, tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi Liên minh Phi-líp-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”-viết tắt là KATIPUNAN.
Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết!”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Phong trào kháng chiến chống thực dân lan rộng toàn quần đảo. Tại nhiều vùng giải phóng, chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo đã được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa. Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897).
Vào lúc này, đế quốc Mĩ đang tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương nên đã không bỏ lỡ cơ hội. Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin. Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.
Cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-líp-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc.
Cách mạng năm 1896 ở Phi-líp-pin diễn ra như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết!”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Phong trào kháng chiến chống thực dân lan rộng toàn quần đảo. Tại nhiều vùng giải phóng, chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo đã được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa. Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897).
Vào lúc này, đế quốc Mĩ đang tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương nên đã không bỏ lỡ cơ hội. Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin. Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.
Cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-líp-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc.
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ đối với Phi-líp-pin như thế nào?
Vào lúc này, đế quốc Mĩ đang tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương nên đã không bỏ lỡ cơ hội. Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin. Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.
Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia.
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng. Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.
Mở đầu là cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm (1861-1892).
Si-vô-tha là em cùng cha khác mẹ với Nô-rô-đôm. Bất bình về thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và quân Pháp, ông đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, tấn công thẳng vào quân Pháp ở cố đô U – đông và Phnôm-Pênh, mở rộng địa bàn hoạt động. Đến tháng 10-1892, ông qua đời vì bệnh nặng; sau đó phong trào suy yếu dần và tan rã.
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866) diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn.
Advertisements (Quảng cáo)
Ban đầu, A –cha-xoa tham gia phong trào của Si-vô-tha. Do phong trào này bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải lánh sang Việt Nam-ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam sẵn sang giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.
Từ vùng núi Thất Sơn, A –cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm-Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 1864=1865 càng mạnh mẽ. Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa. Ngày 19-3-1866, do bị thương mạnh, A-cha Xoa bị Pháp bắt.
Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Pu-côm-bô là nhà sư có uy tín trong nhân dân, từng lánh nạn ở Nam Lào trong 17 năm. Năm 1866, ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa A-cha Xoa và Pu-côm-bô?
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866) diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn.
Ban đầu, A –cha-xoa tham gia phong trào của Si-vô-tha. Do phong trào này bị đàn áp, ông và nhiều nghĩa quân phải lánh sang Việt Nam-ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam sẵn sang giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.
Từ vùng núi Thất Sơn, A –cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Cam-pốt và áp sát Phnôm-Pênh. Hoạt động của nghĩa quân trong các năm 1864=1865 càng mạnh mẽ. Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa. Ngày 19-3-1866, do bị thương mạnh, A-cha Xoa bị Pháp bắt.
Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Pu-côm-bô là nhà sư có uy tín trong nhân dân, từng lánh nạn ở Nam Lào trong 17 năm. Năm 1866, ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
Trình bày các biện pháp cải tạo của Ra-ma V.
Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…, tạo cho nước Xiêm một bộ máy mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Với chính sách cải cách hành chính, vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Hệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức theo kiểu châu Âu. Quân độ được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm…
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ Chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
Với chính sách cải cách hành chính, vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Hệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức theo kiểu châu Âu. Quân độ được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm…
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ Chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
– Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
– Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
– Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
– Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
– Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại, vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Xiêm là 1 nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương tây cuối thế kỉ XIX vì chính sách đối ngoại mềm dẻo của vua Rama V cùng với các cải cách tiến bộ trong nước nên Xiêm chỉ là vùng đệm của Anh – Mĩ thôi .
Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào chống Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX.
Ngay từ đầu thế kỉ XX, nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bất khuất trên toàn lãnh thổ để chống lại ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901-1903) dưới sự chỉ huy của Pha-ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào-Việt.
Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven, do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy, nổ ra năm 1901 và kéo dài đến năm 1937.
Các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX mặc dù diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của mỗi dân tộc, song đều thất bại. Nguyên nhân là do các phong trào này đều mang tính tự phát, thiếu đường lối đúng và thiếu tổ chức mạnh. Những cuộc khởi nghĩa đó đã thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.