Đặc điểm của danh từ
Câu 1 + 2:
Từ đứng trước | danh từ | từ đứng sau |
ba | con trâu | ấy |
Câu 3: Các danh từ khác trong câu: vua, làng, thúng gạo nếp, con trâu đực.
Câu 4: Danh từ là từ chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm, … danh từ để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó.
Câu 5: Đặt câu:
– Làng em có rặng tre xanh.
– Vua sai lính đi bắt thị lại.
– Thúng gạo nếp được mẹ em mua từ tuần trước.
– Con trâu đực đang ăn đống cỏ rất non đằng kia.
Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Câu 1: Các danh từ in đậm khác với danh từ đứng sau ở ý nghĩa đơn vị, đó là các danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 2: Thay danh từ chỉ đơn vị bằng các từ khác:
– ba con trâu → ba chú trâu
– một viên quan → một ông quan
→ con, viên, chú, ông là các danh từ đơn vị tự nhiên, không làm mất ý nghĩa số lượng.
– ba thúng gạo → ba bơ gạo
– sáu tạ thóc → sáu yến thóc
Advertisements (Quảng cáo)
→ thúng, bơ, tạ, yến là các danh từ đơn vị quy ước, làm thay đổi ý nghĩa số lượng.
Câu 3: Không thể nói Nhà có ba tạ gạo rất nặng vì “tạ” là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng).
Luyện tập
Câu 1: Một số danh từ chỉ sự vật và đặt câu:
– Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam
– Sách là bạn của con người.
Câu 2: Các loại từ.
a. Đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, bé, ông, vị, anh, chị,…
b. Đứng trước danh từ chỉ vật: cái, chiếc, thùng, hộp, quyển, quả, …
Câu 3: Các danh từ chỉ:
a. Đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, cân, tạ, lít, mét,…
b. Đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đoạn, nhúm, …
Câu 5: Các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả:
– Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, đỉnh,…
– Danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, tôm cá,…