Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6 - Ngắn gọn

Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ngắn gọn Văn 6 trang 47,48

Soạn Bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự trang 47. Ngữ văn lớp 6 tập 1.

Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kỹ lời văn để nắm vững các yêu cầu của đề bài. Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của người viết. Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: Mở, thân, kết bài

Câu 1: Đề văn tự sự

   – Đề (1) nêu ra yêu cầu “kể chuyện bằng lời văn của em”.

   – Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự.

   – Từ trọng tâm trong mỗi đề và chủ đề nghiêng về:

   (1): câu chuyện em thích –> kể việc hoặc tường thuật.

   (2): một người bạn tốt –> kể người.

   (3): kỉ niệm thơ ấu –> kể việc.

   (4): ngày sinh nhật –> tường thuật.

   (5): quê em –> sự việc.

Advertisements (Quảng cáo)

   (6): lớn rồi –> kể người.

Câu 2: Cách làm bài văn tự sự

a. Tìm hiểu đề: đề yêu cầu em kể lại một câu chuyện em thích. Cần đọc kỹ, suy nghĩ để định hướng đúng nội dung tự sự.

b. Lập ý: hình dung nội dung viết có những ý nào.

c. Lập dàn ý: trình bày theo một trật tự phù hợp.

Advertisements (Quảng cáo)

d. “Viết bằng lời văn của em” là viết bằng sự nhớ lại của em về câu chuyện.

đ. Cách làm bài văn tự sự: Xem Ghi nhớ (SGK – trang 48).

Luyện tập

Câu 1: Lựa chọn kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

1. Mở bài:

   – Vua Hùng kén rể cho con gái

   – Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn

2. Thân bài:

   – Giới thiệu tài năng của hai vị thần

   – Vua Hùng ra sính lễ

   – Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương

   – Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh

   – Kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua

3. Kết bài: Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

Advertisements (Quảng cáo)